#1 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Tranh chấp đất đai là gì?
- Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh giữa hai hoặc nhiều bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ sử dụng đất. Nói cách khác, khi có hai hoặc nhiều người cùng đòi hỏi quyền sử dụng một mảnh đất hoặc một phần đất nào đó, hoặc khi có tranh cãi về ranh giới, diện tích, quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến đất đai thì sẽ xảy ra tranh chấp.
I. Các loại tranh chấp đất đai thường gặp:
- Tranh chấp về quyền sở hữu: Khi hai hoặc nhiều người cùng cho rằng mình là chủ sở hữu hợp pháp của một mảnh đất.
- Tranh chấp về ranh giới: Khi các bên không thống nhất về vị trí ranh giới đất.
- Tranh chấp về diện tích: Khi các bên không đồng ý về diện tích thực tế của đất.
- Tranh chấp về quyền sử dụng: Khi các bên tranh cãi về việc ai có quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng, v.v.
- Tranh chấp về giá trị đất: Khi các bên không thống nhất về giá trị của đất để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.
- Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
- Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:
- – Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…).
- – Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
- – Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai:
- Thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu: Nhiều trường hợp, người dân không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất dẫn đến tranh chấp.
- Ranh giới đất không rõ ràng: Do nhiều nguyên nhân như thời gian quá lâu, các mốc giới bị mất hoặc thay đổi, dẫn đến tranh chấp về ranh giới.
- Giao dịch đất đai không minh bạch: Các giao dịch mua bán, tặng cho, thừa kế đất đai không được thực hiện đúng quy định pháp luật.
- Mâu thuẫn trong quan hệ xã hội: Các mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, hàng xóm, cộng đồng có thể dẫn đến tranh chấp đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai:
Để giải quyết tranh chấp đất đai, người dân có thể nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và lựa chọn các hình thức sau:
- Hòa giải: Các bên tự thỏa thuận hoặc nhờ người thứ ba hòa giải để tìm ra giải pháp chung.
- Giải quyết hành chính: Khi hòa giải không thành, các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện để yêu cầu giải quyết.
- Tố tụng dân sự: Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Lưu ý: Giải quyết tranh chấp đất đai đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết pháp luật và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người dân nên tìm đến sự tư vấn của luật sư.
II. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp đất đai (TCĐĐ) có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.
- Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013,Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải TCĐĐ tại địa phương mìnhvới thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp –Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
- Thủ tục hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành củaUBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Tranh chấp đất đai là một vấn đề khá phổ biến và phức tạp, thường liên quan đến quyền sử dụng đất, sở hữu đất, ranh giới đất, v.v. Để giải quyết những tranh chấp này, pháp luật đã quy định một trình tự, thủ tục cụ thể.
Các bước cơ bản trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
- Hòa giải tại cơ sở:
- Bước đầu tiên: Các bên tranh chấp nên cố gắng tự hòa giải hoặc nhờ người thân, bạn bè, tổ chức xã hội hòa giải.
- Nếu không thành: Các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức hòa giải giữa các bên.
- Giải quyết hành chính:
- Nếu hòa giải không thành: Các bên có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành xem xét, xác minh và ra quyết định giải quyết tranh chấp.
- Điều kiện: Tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Giải quyết bằng tố tụng dân sự:
- Nếu không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
- Thẩm quyền: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự về đất đai.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp đất đai:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp: Trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp, căn cứ pháp lý và yêu cầu của từng bên.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, di chúc,…
- Các giấy tờ liên quan khác: Bản đồ, sổ hộ khẩu, chứng nhân,…
Lưu ý quan trọng:
- Thời hạn giải quyết: Pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai, các bên cần nắm rõ để tránh việc kéo dài thời gian giải quyết.
- Chi phí: Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có thể phải chịu một số chi phí như phí làm thủ tục, phí thuê luật sư,…
- Tư vấn pháp lý: Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên nên tìm đến sự tư vấn của luật sư để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục và pháp luật liên quan.
Tại sao cần giải quyết tranh chấp đất đai?
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Giúp các bên khẳng định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của mình.
- Đảm bảo trật tự xã hội: Giúp ổn định tình hình tại địa phương, tránh xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật.
- Phát triển kinh tế – xã hội: Góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Lưu ý: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có thể phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để được tư vấn chi tiết, bạn nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền hoặc luật sư.
Giải quyết TCĐĐ theo trình tự tố tụng (dân sự):
- Việc giải quyết TCĐĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
- Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.
- Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. luat su doanh nghiep, luật sư doanh nghiệp
Giải quyết TCĐĐ theo trình tự hành chính:
- Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.
- Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết TCĐĐ.
- Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014. Đạo luật này thay thế Luật Đất đai năm 2003 và có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Một trong những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thể hiện trong nội dung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hòa giải tranh chấp đất đai
- Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Tìm hiểu nội dung quy định về hòa giải tranh chấp đất đai của các văn bản pháp luật này cho thấy có những sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, về thời hạn hòa giải, Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải; theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã) trong việc thực hiện hòa giải, theo đó, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- (i) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
- (ii) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
(iii) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.
- Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
- Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
- năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
2. Những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Tìm hiểu các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành, chúng ta có thể rút ra một số sửa đổi, bổ sung chủ yêu sau đây:
- Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; theo đó, đối với trường hợp tranh chấp này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh;
(ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
- (i) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- (ii) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Thứ ba, bổ sung quy định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
- Thứ tư, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền; (ii) Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; (iii) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Thứ năm, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; (ii) Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; (iii) Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; (iv) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành. Theo đó, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp này bao gồm: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
- Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
(Nguồn tin: (*) Minh Tâm – Sở Tư pháp Quảng Nam – (**)PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến & ThS. Nguyễn Vĩnh Diện – Tạp chí Dân chủ & Pháp luật)
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai: Sự hỗ trợ cần thiết cho bạn
Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi kiến thức pháp luật chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Việc tự mình giải quyết các tranh chấp này thường gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Chính vì vậy, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai ra đời nhằm hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai?
- Kiến thức chuyên sâu: Luật sư chuyên về đất đai có kiến thức sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, giúp bạn nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Kinh nghiệm phong phú: Luật sư đã từng tham gia giải quyết nhiều vụ án tranh chấp đất đai, có kinh nghiệm trong việc thu thập chứng cứ, xây dựng lập luận pháp lý và đàm phán với đối phương.
- Tiết kiệm thời gian: Luật sư sẽ thay bạn thực hiện các thủ tục pháp lý, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Nâng cao hiệu quả: Luật sư sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược pháp lý tối ưu, tăng khả năng thắng kiện.
- Bảo vệ quyền lợi: Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trước pháp luật.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
- Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai, giúp bạn hiểu rõ tình hình và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý: Luật sư sẽ soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn kiện, đơn kháng cáo, ý kiến bào chữa,…
- Đại diện tham gia tố tụng: Luật sư sẽ đại diện cho bạn tham gia các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của bạn trước tòa.
- Thực hiện các thủ tục hành chính: Luật sư sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, như làm thủ tục sang tên, đổi chủ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Hòa giải: Luật sư sẽ tham gia hòa giải giữa các bên để tìm ra giải pháp thỏa đáng nhất.
Quy trình làm việc của luật sư:
- Tiếp nhận thông tin: Luật sư sẽ lắng nghe bạn trình bày về vụ việc, thu thập thông tin và tài liệu liên quan.
- Phân tích vụ việc: Luật sư sẽ phân tích vụ việc, xác định các vấn đề pháp lý và đưa ra đánh giá ban đầu.
- Xây dựng kế hoạch: Luật sư sẽ xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc, bao gồm các bước cần thực hiện, thời gian dự kiến và chi phí.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý: Luật sư sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý theo kế hoạch đã đề ra.
- Báo cáo kết quả: Luật sư sẽ báo cáo kết quả làm việc cho bạn định kỳ.
Để lựa chọn một luật sư tốt, bạn nên:
- Tìm hiểu thông tin: Tìm hiểu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
- So sánh dịch vụ: So sánh các dịch vụ mà các luật sư cung cấp và mức phí.
- Tham khảo ý kiến: Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc những người đã từng sử dụng dịch vụ luật sư.
Lưu ý: Chi phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của vụ việc, thời gian làm việc và kinh nghiệm của luật sư.
Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp đất đai, đừng ngần ngại liên hệ với một luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
LIÊN HỆ:
Luật sư Nguyễn Văn Phú
CEO of CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚ & LUẬT SƯ
Điện thoại: 0922 822 466
Email: phuluatsu@gmail.com
GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI
luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
hotline 0922 822 466
luật sư Nguyễn Văn Phú