Tội nhận hối lộ

Luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ

toi nhan hoi lo

Tội nhận hối lộ là gì?

Tội nhận hối lộ là hành vi của một người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vị trí của mình để nhận bất kỳ lợi ích nào (tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác) từ người khác với mục đích làm hoặc không làm một việc nào đó trái với quy định của pháp luật. Nói cách khác, đây là hành vi mua bán chức vụ, quyền hạn.

Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ:

  • Chủ thể: Người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức.
  • Hành vi: Hành vi phạm tội là trực tiếp hoặc gián tiếp nhận lợi ích.
  • Đối tượng tác động: Là lợi ích vật chất, có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích khác có giá trị vật chất.
  • Mục đích: Để làm hoặc không làm một việc nào đó trái với quy định của pháp luật, phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người nào đó.

Hậu quả của tội nhận hối lộ:

  • Gây thiệt hại cho Nhà nước: Làm suy giảm uy tín của cơ quan nhà nước, gây mất niềm tin của người dân.
  • Gây bất công xã hội: Tạo ra sự bất bình đẳng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người dân vô tội.
  • Làm suy yếu nền kinh tế: Gây thất thoát tài sản nhà nước, làm chậm quá trình phát triển kinh tế.

Hình phạt:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra, người phạm tội có thể bị phạt tù, phạt tiền hoặc bị cách chức.

Vì sao cần phòng chống tội nhận hối lộ?

  • Bảo vệ lợi ích của Nhà nước: Ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí tài sản nhà nước.
  • Bảo vệ quyền lợi của người dân: Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước.
  • Xây dựng xã hội lành mạnh: Tạo môi trường sống trong sạch, văn minh.

Cách phòng chống tội nhận hối lộ:

  • Củng cố pháp luật: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường các quy định về trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức.
  • Nâng cao đạo đức công vụ: Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức.
  • Mở rộng sự tham gia của công dân: Tạo điều kiện để người dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu quả: Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Điều 354. Tội nhận hối lộ.

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Phân tích cấu thành tội phạm theo quan điểm luật sư bào chữa hình sự: luật 

luat su tu van phap luat

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

  • Cũng như tội tham ô, đối với tội nhận hối lộ, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội hối lộ với các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
  • Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chủ thể này phải đáp ứng các yêu cầu là người từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản. Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn. Tuy nhiên, người phạm tội nhận hối lộ lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mà là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
  • Người có chức vụ, quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, đối với chủ thể của tội nhận hối lộ có tổ chức, ngoài những người có chức vụ, quyền hạn còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
  • Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng không phải là thực hiện cong vụ thì không phải là nhận hối lộ.
  • Việc xác định trách nhiệm của một người đối với việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ là rất quan trọng, vì trong thực tế không ít trường hợp người đưa hối lộ cứ tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có trách nhiệm giải quyết được yêu cầu của mình. Ví dụ: Phạm Thanh B là thư ký phiên toà, biết được chủ trương của Hội đồng xét xử là sẽ cho bị cáo Phạm Quốc Đ được hưởng án treo, nên B đã tìm gặp Đ và gợi ý rằng, B có quan hệ thân thiết với vị Thẩm phán chủ toạ phiên toà, có thể xin cho Đ được hưởng án treo. Đ tin là B nói thật nên đã đưa cho B 5.000.000 đồng và nhờ B lo giúp, xong việc sẽ hậu tạ thêm. Sau khi nhận tiền của Đ, B không hề có tác động nào với chủ toạ phiên toà và tin rằng Đ sẽ được hưởng án treo, nhưng tại phiên toà, do có những tình tiết khác với hồ sơ vụ án, nên Hội đồng quyết định phạt Phạm Quốc Đ hai năm tù giam. Vì không đáp ứng được yêu cầu, nên Phạm Quốc Đ đã tố cáo hành vi nhận hối lộ của Phạm Thanh B. Trong vụ án này, đúng là B là người có chức vụ quyền hạn, nhưng không phải là người có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của Đ, nhưng Đ lại tưởng lầm là B có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của mình nên đưa hối lộ cho B. Hành vi của Đ là hành vi đưa hối lộ, nhưng hành vi của B lại là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi nhận hối lộ.
  • Cũng như chủ thể của tội tham ô tài sản, chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án nhận hối lộ không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức, còn người thực hành trong vụ án có đồng phạm, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
  • Tương tự như đối với tội tham ô tài sản, nếu người phạm tội chỉ nhận hối lộ dưới 500.000 đồng thì phải là người trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức và chưa hết thời hạn được xoá kỷ luật, nay lại có hành vi nhận hối lộ. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi nhận hối lộ thì cũng chưa cấu thành tội phạm này. Ví dụ: Đặng Văn H là cán bộ tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về hành vi thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định tài sản thế chấp nên Ngân hàng đã cho vay không đúng với quy định. Trong thời gian chưa quá một năm kẻ từ ngày có quyết định kỷ luật, Đặng Văn H lại nhận hối lộ 400.000 đồng của Bùi Văn Q để xác nhận không đúng giá trị tài sản thế chấp để Bùi Văn Q được vay 100.000.000 đồng của Ngân hàng. Mặc dù Đặng Văn H đã bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải do hành vi nhận hối lộ mà là do hành vi thiếu trách nhiệm nên hành vi nhận hối lộ 400.000 đồng của H chưa cấu thành tội phạm.
  • Nếu người phạm tội nhận hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng đã bị két án về về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì hành vi nhận hối lộ đã cấu thành tội phạm và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ. 
  • Đã bị kết án về tội quy định tại mục A chương này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi nhận hối lộ, người phạm tội đã bị Toà án kết án về một trong các tội: Tội tham ô tài sản ( Điều 278); tội nhận hối lộ ( Điều 279); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ( Điều 280); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( Điều 281); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ( Điều 282); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi ( Điều 283) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284), nhưng chưa được xoá án tích theo quy định tại Điều 77 Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội bị kết án về tội phạm khác (không phải là một trong 7 tội phạm trên) hoặc tuy đã bị kết án về một trong 7 tội phạm trên nhưng đã được xoá án tích thì cũng chưa cấu thành tội nhận hối lộ.

2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

  • Có thể xác định được ngay khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, cao hơn là chính thể bị sụp đổ. Vì vậy, hối lộ cùng với tham ô được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc nạn, phải đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi. 
  • Hầu hết hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn là làm trái công vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, cá biệt có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ nhưng vẫn làm đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng cho dù có làm đúng đi nữa thì hành vi nhận hối lộ của họ cũng đã xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức mà họ là thành viên.
  • Ví dụ: theo quy định của pháp luật thì Nguyễn Văn D có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho bà Lê Thị H, nhưng D vẫn sách nhiễu đòi bà H phải đưa cho D số tiền 4.000.000 đồng thì D mới cấp giấy cho bà H. Cho dù việc làm của D là đúng pháp luật, nhưng uy tín của cơ quan mà D là thanh viên bị mang tiếng là cái gì cũng phải có tiền mới xong. Tình trạng này hiện nay ở nước ta khá phổ biến, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức có quyền “cho”, khi người khác có nhu cầu “xin”. Tạo ra tâm lý là cái gì cũng phải có tiền mới xong. 
  • Vì vậy, dù người chức vụ, quyền hạn giải quyết đúng pháp luật nhưng nhận hối lộ để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì hành vi nhận hối lộ vẫn xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
  • Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Về tiền hoặc tài sản không có gì cần trao đổi nhưng đối với lợi ích vật chất khác thì có nhiều ý kiến khác nhau:
  • Có ý kiến cho rằng, điều luật quy định lợi ích vật chất khác là không cần thiết. Bởi lẽ, ngoài tiền hoặc tài sản ra thì khó có thể xác định được lợi ích vật chất khác là gì, vì đã là lợi ích vật chất thì chỉ tồn tại dưới hai dạng tiền hoặc tài sản, không có cái gọi là lợi ích vật chất phi tài sản, ngoài tài sản và tiền bạc ra không thể xác định lợi ích vật chất nào khác.
  • Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không nhận tiền hoặc tài sản, nhưng cái mà họ được người đưa hối lộ lại là một lợi ích vật chất, nhưng lợi ích này không tính ra tiền được hoặc chưa tính ra được bằng tiền. Ví dụ: Hứa cho hưởng hoa lợi, hưởng lãi suất cao, hứa cho đi du học v.v… các lợi ích này tuy là lợi ích vật chất nhưng lại không tính ra được bằng một số tiền cụ thể, có cũng không tồn tại dưới dạng tài sản cụ thể. Chính vì vậy, nhà làm luật quy định lợi ích vật chất khác cũng là để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

  • Đối với tội nhận hối lộ, các dấu hiệu thuộc mặt khác quan cũng là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt tội nhận hối lộ với các tội phạm khác.

a. Hành vi khách quan

  • Trước hết, cũng tương tự như tội tham ô tài sản, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Nếu ở tội tham ô tài sản, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, thì ở tội nhận hối lộ người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Có thể nói thủ đoạn của hai tội phạm này như nhau chỉ khác nhau ở mục đích thực hiện hành vi.
  • – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. 
  • Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ. luat su doanh nghiep, luật sư doanh nghiệp

– Trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ 

  • Trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như: A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.
  • Việc trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ, thực tiễn không có vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp người trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người khác nhưng người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác lại không phải là người đưa hối lộ, cũng không phải là người môi giới hối lộ nhưng người nhận tiền vẫn là người nhận hối lộ. Ví dụ: Trong vụ án Tân Trường Sanh, cán bộ Phòng chống buôn lậu Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh mỗi lần nhận “tiền thưởng” của người có trách nhiệm phát, họ chỉ biết đó là tiền do các chủ hàng “bồi dưỡng” còn cụ thể tiền đó ai đưa, ai nhận họ không quan tâm. Mặc dù người phát tiền cho họ không phải là người đưa hối lộ cũng không phải là người môi giới hối lộ, mà người đưa tiền thực chất là người được phân công chia của hối lộ trong vụ nhận hối lộ tập thể (có tổ chức).
  • Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ hoặc người đưa hối lộ không trực tiếp đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ.
  • Trường hợp qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, không nhất thiết người nhận hối lộ phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ. Tuy nhiên, người nhận hối lộ phải biết nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là nhận của hối lộ, nếu có căn cứ xác định người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đó không bị coi là nhận hối lộ. Ví dụ: Ông Vũ Ngọc P là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện M được giao làm chủ dự án phát triển khu định canh định cư, đã phê duyệt dự án. Sau khi phê duyệt, ông P đi học ở Hà Nội. Trong quá trình thi công, Đỗ Quốc B đại diện cho bên thi công, đã chỉ đạo cấp dưới đem một xe máy, một ti vi và một tủ lạnh đến nhà ông P nói dói với vợ ông P là ông B nhờ mua; bà H vợ ông P tưởng thật nên đã nhận số tài sản trên. Khi ông P về mới biết B cho người đưa tài sản đến gia đình ông trong lúc ông đi vắng. Ông P đã gọi B đến và trả lại số tài sản trên.
  • Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp, thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: Bố, mẹ, vợ, chồng, con…nhận. Có trường hợp người thân của người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thông qua việc giao dịch mua bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ với giá gấp 5 gấp 10 lần giá trị thật của tài sản đó. Ví dụ: Trịnh Vĩnh B đã mua của gia đình ông Trọng M một mảnh đất với giá 200 lượng vàng, trong khi đó mảnh đất này nếu tính theo giá thực vào thời điểm trao đổi chỉ khoảng 50 lượng vàng. Cũng có trường hợp nhân dịp ma chay, cưới hỏi, sinh nhật, lễ tết… để nhận hối lộ nhưng lại được lại được ngụy trang bởi những lý do có vẻ chính đáng. 
  • – Đã nhận nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác Là trường hợp người nhận hối lộ đã nhận được tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình ( Ngân hàng đã báo có)…
  • – Sẽ nhận nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ nhưng chưa giao. Người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mới thoả thuận với nhau về của hối lộ, nhưng chưa có việc giao nhận của hối lộ. Ví dụ: Trần Ngọc C là cán bộ kiểm lâm thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh B bắt được Nguyễn Văn S mua bán động vật quý hiếm. C yêu cầu S đưa cho C 10.000.000 đồng thì tha cho đi; vì không đem theo tiền, nên Nguyễn Văn S hứa nếu C không xử lý, S sẽ đưa cho C 10.000.000 đồng. Để làm tin, C yêu cầu S viết một giấy nhận nợ C số tiền 10.000.000 đồng. 
  • Dù người nhận hối lộ đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì cũng không vì thế mà cho rằng, trường hợp đã nhận là tội phạm hoàn thành còn trường hợp sẽ nhận là tội phạm chưa hoàn thành, vì giá trị của hối lộ không phải là hậu quả của tội phạm mà nó chỉ là phương tiện để thực hiện tội phạm, một dấu hiệu khách quan của tội nhận hối lộ, vì tội nhận hối lộ không phải là tội phạm có tính chất chiếm đoạt, nên hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác không phải là hành vi chiếm đoạt.
  • – Hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào là việc nhận của hối lộ không bị phụ thuộc vào thủ đoạn mà người đưa và nhận hối lộ thực hiện. Hình thức ở đây là hình thức nhận hối lộ chứ không phải là hình thức giao nhận tiền, nên khi xác định hình thức nhận hối lộ trong một số trường hợp núp dưới danh nghĩa tưởng như hợp pháp thì cần xác định hình thức đó chính là thủ đoạn đưa và nhận hối lộ, còn hình thức cụ thể đó chỉ là thủ đoạn giảo quyết để che giấu tội phạm. Tuy nhiên, nếu hình thức đó không phải là thủ đoạn đưa và nhận hối lộ thì đó lại là một quan hệ thuộc các lĩnh vực dân sư, kinh tế, hành chính hoặc chỉ là quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức. Ví dụ: Thông qua một hợp đồng mua bán, nhưng hợp đồng mua bán đó về hình thức và nội dung đều đúng với quy định của pháp luật; người mua chuyển tiền, người bán giao hàng với giá cả thoả thuận thì không thể coi đó là thủ đoạn đưa và nhận hối lộ được.
  • Như vậy hình thức nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội nhận hối lộ, nhưng căn cứ vào hình thức ta xác định được thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ do người phạm tội thực hiện. Trong nhiều trường hợp chính thông qua hình thức nhận hối lộ giúp ta xác định được đó là thủ đoạn nhận hối lộ hay chỉ là quan hệ xã hội khác. Ví dụ: Cũng là việc nhận quà biếu, trong một hoàn cảnh cụ thể này thì đó là thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ, nhưng đặt nó trong một hoàn cảnh khác thì đó lại là quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức. Nhà làm luật quy định “dưới bất cứ hình thức nào” là nhằm bảo đảm không lọt bất cứ một thủ đoạn nào mà người phạm tội sử dụng để nhận hối lộ là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng chính do quy định này nên trong việc xác định đâu là thủ đoạn nhận hối lộ, đâu là quan hệ xã hội khác là một vấn đề phức tạp đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải đánh giá một cách tổng hợp tất cả các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện để tìm ra sự thật.

Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

  • Đây là dấu hiệu rất quan trọng thuộc mặt khách quan của tội phạm này và thực tiễn xét xử khi xác định dấu hiệu này của tội nhận hối lộ trong nhiều vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn có nhiều ý kiến khác nhau dẫn đến việc xác định hành vi phạm tội cũng rất khác nhau. Quan niệm chung của xã hội khi đánh giá một hành vi đưa và nhận hối lộ là phải có tiền thì mới được việc dù việc đó giải quyết đúng hay sai người có yêu cầu giải quyết không quan tâm. Ví dụ: Để xin cho con vào học ở một trường chuyên, một phụ huynh đã phong bao cho ông Hiệu trưởng 5.000.000 đồng, mặc dù con mình vẫn đủ điểm để được vào học trường đó; việc ông Hiệu trưởng chấp nhận cho con của phụ huynh này vào học là việc làm đúng quy định. Mặc dù việc tiếp nhận con của vị phụ huynh vào trường là hoàn toàn đúng quy định, không trái pháp luật nhưng hành vi nhận 5.000.000 đồng của ông Hiệu trưởng vẫn là hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nếu con của vị phụ huynh trên không đủ điều kiện vào học trường chuyên, vì nhận 5.000.000 đồng nên ông Hiệu trưởng mới nhận học sinh đó vào trường thì hành vi của ông Hiệu trưởng mới là hành vi nhận hối lộ, vì ông đã nhận tiền để làm trái công vụ. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng thường nêu ra lý do người nhận hối lộ không làm trái công vụ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ hình phạt và coi đây là một tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.
  • Để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là hành vi của người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ như: Thẩm phán nhận hố lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo; Điều tra viên nhận hố lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm gam thành biệt pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Kiểm sát viên nhận hối lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra; Thủ trưởng nhận hối lộ của cán bộ cấp dưới để tăng lương, bổ nhiệm, đề bạt họ; Cán bộ của Bộ thương mại nhận hối lộ của doanh nghiệp để cấp “quata” xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp đó; Cán bộ của sở nhà đất hoặc của Uỷ ban nhân dân nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.v.v… Có thể nói, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có thể xẩy ra việc đưa và nhận hối lộ. Tuy nhiên, để phân biệt dấu hiệu này với các dấu hiệu khác, thì chỉ cần xem người phạm tội làm một việc và việc đó đem lại lợi cho người đưa hối lộ hay người khác mà người đưa hối lộ quan tâm. Nếu người nhận hối lộ làm một việc vì lợi ích của chính người đưa hối lộ thì thuộc trường hợp phạm tội này, nếu người nhận hối lộ làm một việc lại vì lợi ích của người khác không phải của người đưa hối lộ thuộc trường hợp “để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”.
  • Để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó đem lại lợi ích cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm như: Bố mẹ đưa hối lộ để xin học cho con; con đưa hối lộ chạy tội cho bố mẹ; vợ hoặc chồng đưa hối lộ để chạy tội cho chồng hoặc vợ; anh chị em đưa hối lộ để chạy tội cho nhau…Có khi người đưa hối lộ chỉ yêu cầu người nhận hối lộ thi hành nhanh một quyết định của cơ quan, tổ chức có lợi cho người mà người đưa hối lộ quan tâm. Ví dụ: Theo quyết định của Toà án nhân dân quận thì bà Phạm Thị M phải trả nhà cho bà Lê Thị H, nhưng sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà H nhiều lần làm đơn gửi Phòng thi hành án yêu cầu tổ chức thi hành bản án, nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Nguyễn Quốc V là con bà H đã đưa hối lộ cho Trần Tuấn A là Đội trưởng đội thi hành án quận và nhờ A làm việc với Phòng thi hành án ra quyết định cưỡng chế để bà H sớm nhận được nhà.
  • Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ. Ví dụ: Không thi hành lệnh bắt tạm giam, để người phạm tội bỏ trốn; không ra lệnh thi hành án phạt tù để người bị kêt án bỏ trốn hoặc hết thời hiệu thi hành án; không bắt người đang phá trại giam để bỏ trốn; không thi hành lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng; không lập biên bản vi phạm trong trường hợp bắt được hàng lậu, hàng cấm; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc không kết án người có tội… Khoa học luật hình sự coi trường hợp phạm tội này là không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật bắt người có chức vụ, quyền hạn phải làm.
  • Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ đem lại không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể chỉ là bạn bè của người đưa hối lộ. Ví dụ: Phạm Văn Ph bị bắt về tội cưỡng đoạt tài sản và mặt dù Ph không yêu cầu, cũng không có ý định đưa hối lộ, nhưng vì muốn lo cho Ph nhẹ tội, nên Trần Văn K đã đến gặp và đưa hối lộ cho Nguyễn Văn M là điều tra viên được phân công điều tra vụ án 1.000 USD và nhờ M tìm cách làm nhẹ tội cho Ph.
  • Tóm lại, bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trực tiếp hoặc quan trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.

b. Hậu quả

  • Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội nhận hối lộ là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. 

Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm.

4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

  • Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.

Dịch vụ Luật sư Bào chữa Tội Nhận Hối lộ:

dich vu luat su gioi tphcm

Tội nhận hối lộ là một tội danh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, sự nghiệp và tương lai của người bị cáo buộc. Nếu bạn hoặc người thân đang đối mặt với cáo buộc này, việc tìm kiếm một luật sư bào chữa giỏi là điều vô cùng cần thiết.

Tại sao cần luật sư bào chữa khi bị cáo buộc tội nhận hối lộ?

  • Hiểu rõ pháp luật: Luật hình sự rất phức tạp, đặc biệt là các tội danh liên quan đến tham nhũng. Một luật sư giỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • Xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả: Luật sư sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, thu thập bằng chứng, xây dựng một chiến lược bào chữa hợp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
  • Đại diện bạn tại tòa: Luật sư sẽ tham gia tất cả các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của bạn, đối đáp với các luật sư khác và các cơ quan tố tụng.
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý: Luật sư sẽ hỗ trợ bạn trong việc làm các thủ tục kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt, xin ân xá,…

Dịch vụ luật sư bào chữa tội nhận hối lộ bao gồm những gì?

  • Tư vấn pháp luật: Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vụ án, tư vấn các quyền lợi và nghĩa vụ của bị cáo.
  • Đại diện bào chữa: Tham gia tất cả các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của bạn.
  • Xây dựng chiến lược bào chữa: Lập kế hoạch bào chữa hiệu quả, thu thập bằng chứng, lập luận pháp lý.
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác: Làm đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,…

Lựa chọn thuê luật sư bào chữa như thế nào?

  • Kinh nghiệm: Ưu tiên lựa chọn luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt là các vụ án liên quan đến tham nhũng.
  • Uy tín: Tìm hiểu thông tin về luật sư qua các kênh như mạng xã hội, website của công ty luật, đánh giá của khách hàng.
  • Sự tận tâm: Luật sư cần có sự tận tâm, trách nhiệm và sẵn sàng hỗ trợ bạn trong suốt quá trình tố tụng.

Chi phí dịch vụ luật sư

Chi phí dịch vụ luật sư bào chữa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ phức tạp của vụ án: Các vụ án có tính chất phức tạp, nhiều tình tiết sẽ có chi phí cao hơn.
  • Thời gian làm việc: Số lượng phiên tòa, số lượng thủ tục pháp lý sẽ ảnh hưởng đến chi phí.
  • Trình độ của luật sư: Luật sư có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao thường có mức phí cao hơn.

Lưu ý:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin: Trước khi quyết định lựa chọn luật sư, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về luật sư đó, so sánh với các luật sư khác.
  • Ký kết hợp đồng: Khi đã lựa chọn được luật sư, bạn nên ký kết hợp đồng dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của mình.
  • Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè: Bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè đã từng sử dụng dịch vụ luật sư.

Lời khuyên: Khi đối mặt với cáo buộc tội nhận hối lộ, việc tìm kiếm sự hỗ trợ của một luật sư giỏi là vô cùng quan trọng. Luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ BÀO CHỮA HÌNH SỰ

luat su gioi tphcm

dịch vụ luật sư hình sự

hotline 0922 822 466

5/5 - (2 bình chọn)
Gọi luật sư