5/5 - (12 bình chọn)

#1 DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC LY HÔN NHANH

dich vu tu van thu tuc ly hon nhanh

Thủ tục ly hôn nhanh là gì?

Thủ tục ly hôn nhanh: Có thật sự tồn tại?

Thực tế không có khái niệm “thủ tục ly hôn nhanh” theo nghĩa là có một quy trình rút gọn đặc biệt để kết thúc hôn nhân một cách nhanh chóng. Thời gian giải quyết một vụ ly hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thỏa thuận của vợ chồng: Nếu cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề liên quan như chia tài sản, nuôi con, thì quá trình ly hôn có thể diễn ra nhanh hơn.
  • Độ phức tạp của vụ án: Nếu có nhiều tranh chấp về tài sản, nuôi con, hoặc một trong hai bên không hợp tác, quá trình ly hôn sẽ kéo dài hơn.
  • Tải lượng công việc của tòa án: Tùy thuộc vào khối lượng công việc của tòa án, thời gian giải quyết vụ án có thể khác nhau.

Tuy nhiên, có một số cách để rút ngắn thời gian giải quyết vụ ly hôn:

  • Ly hôn thuận tình: Nếu cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề liên quan, quá trình ly hôn sẽ diễn ra nhanh chóng hơn so với ly hôn đơn phương.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của tòa án sẽ giúp quá trình giải quyết vụ án diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Hợp tác với luật sư: Luật sư sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình pháp lý, chuẩn bị hồ sơ và đại diện bạn trong các phiên tòa, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ ly hôn:

  • Thỏa thuận của vợ chồng: Như đã nói ở trên, nếu cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề liên quan, quá trình ly hôn sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Độ phức tạp của vụ án: Nếu có nhiều tranh chấp về tài sản, nuôi con, hoặc một trong hai bên không hợp tác, quá trình ly hôn sẽ kéo dài hơn.
  • Tải lượng công việc của tòa án: Tùy thuộc vào khối lượng công việc của tòa án, thời gian giải quyết vụ án có thể khác nhau.
  • Địa điểm cư trú của các bên: Nếu vợ chồng cư trú ở hai địa phương khác nhau, quá trình triệu tập và gửi giấy tờ sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Tổng kết:

Mặc dù không có khái niệm “thủ tục ly hôn nhanh” một cách tuyệt đối, nhưng bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, hợp tác với luật sư và tìm kiếm sự đồng thuận của người bạn đời, bạn có thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ ly hôn.

Lưu ý: Việc ly hôn là một quá trình phức tạp và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và con cái. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định và tìm kiếm sự tư vấn của luật sư để được hỗ trợ tốt nhất.

Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh, tư vấn hôn nhân gia đình:

Hôn nhân gia đình là một phạm trù lớn và quan trọng trong đời sống xã hội, bao gồm những quan hệ chính như: ly hôn, chia tài sản, giành quyền nuôi con, cấp dưỡng, … Luật sư có vai trò như thế nào trong việc giải quyết các quan hệ và tranh chấp phát sinh liên quan đến hôn nhân – gia đình, ly hôn, chia tài sản chung, giành quyền nuôi con, cấp dưỡng?

Có thể nói luật sư có vai trò rất quan trọng. Cụ thể: đầu tiên phải nói đến đó là vai trò hòa giải. Không phải mọi mâu thuẫn, tranh chấp đều dẫn đến ly hôn. Nếu thực sự không hòa giải được, hôn nhân không còn cơ hội hàn gắn, thì  việc có mặt tham gia của luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp sẽ đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự trong các tranh chấp về hôn nhân tốt nhất.

Luật sư tư vấn những quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình sau:

  • Tư vấn về điều kiện, thủ tục kết hôn, kết hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại; 
  • Tư vấn thủ tục xác nhận tài sản riêng của vợ/chồng, tài sản riêng có trước hôn nhân hoặc được tặng cho riêng;
  • Tư vấn xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân; 
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến tài sản chung, riêng trong hôn nhân gia đình…;
  • Tư vấn thủ tục hủy hết hôn trái pháp luật; 
  • Tư vấn và giải quyết ly hôn (thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn); ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn và giải quyết tranh chấp về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn; trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn; thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
  • Tư vấn và giải quyết tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục nhận con nuôi, chấm dứt nuôi con nuôi (trong nước và có yếu tố nước ngoài);
  • Tư vấn thủ tục nhận con ngoài giá thú;
  • Tư vấn về việc xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
  • Tư vấn về yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Tư vấn về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, cha mẹ;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân gia đình.

Thủ tục ly hôn nhanh như thế nào?

luat su ly hon nhanh

Việc giải quyết ly hôn nhanh hay không còn phụ thuộc vào bản chất của quan hệ tranh chấp là ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn? có tranh chấp tài sản, tranh chấp nuôi con hay không? … Tùy theo mỗi trường hợp luật sư sẽ tư vấn và hướng dẫn thân chủ cách để thực hiện việc ly hôn được nhanh nhất, có lợi nhất.

Căn cứ ly hôn

Về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn căn cứ theo Điều 51 Luật HNGĐ 2014.

Trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Căn cứ giải quyết ly hôn theo điều 56 Luật HNGĐ 2014

Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

– Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

– Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Việc luật sư giải quyết ly hôn nhanh phụ thuộc theo từng trường hợp cụ thể như sau:

A. Thuận tình ly hôn:

Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

1. Trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình

  • Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  • Tòa án thụ lý đơn, xem xét đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người viết đơn ly hôn.
  • Người xin ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án.
  • Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, vụ án ly hôn chính thức được Tòa án giải quyết.

2. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn (Đơn ly hôn không yêu cầu cả hai cùng ký vào đơn, nếu đơn phương ly hôn chỉ cần chữ ký của người viết đơn)
  • Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính hoặc bản trích lục của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
  • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã có tên trong hộ khẩu.
  • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

3. Thời gian giải quyết ly hôn:

  • Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng.
  • Bạn muốn giải quyết ly hôn nhanh chóng, thuận tiện, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

B. Ly hôn đơn phương: 

thu tuc ly hon don phuong nhanh nhat

Điều 56 Luật hôn nhân – gia đình 2014 quy định về ly hôn đơn phương như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, để được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì cần phải có căn cứ ly hôn:

  • Tình trạng hôn nhân trầm trọng để xem xét giải quyết ly hôn đơn phương Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Thủ tục ly hôn đơn phương

1. Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn

  • Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn;
  • Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa áncấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

2. Hồ sơ xin ly hôn đơn phương

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  • CMND và hộ khẩu;
  • Giấy khai sinh các con;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…

3. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
  • Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

4. Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn:

  • Ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
  • Ly hôn đơn phương cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo).

5. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương:

  • Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương (khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ 2014)
  • Cần xác định, thống nhất tất cả các vấn đề: quan hệ vợ chồng, con chung, tài sản chung.
  • Hai vấn đề về quan hệ vợ chồng và con chung phải giải quyết cùng nhau. Vấn đề về tài sản có thể tự thỏa thuận tách ra thành một vụ án độc lập sau khi đã ly hôn.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (khoản 3 Điều 80 Luật HNGĐ 2014).
  • Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết.
  • Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ (khoản 2 Điều 80 Luật HNGĐ 2014).
  • Dự phí ly hôn là 300.000 đồng. Nếu Tòa chấp nhận cho ly hôn thì người yêu cầu không chịu án phí.

C. Chia tài sản chung:

chia tai san khi ly hon

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được áp dụng theo quy định tài điều 59, 60, 61, 62, 63, 64 của Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. 

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

D. Gìanh quyền nuôi con:

quyen nuoi con khi ly hon

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích; dịch vụ ly hôn nhanh luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật, hãng luật, luật sư giỏi

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; 

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Lý do nên chọn dịch vụ luật sư ly hôn nhanh tại PHULAWYERS?

Nếu bạn có nhu cầu ly hôn và không có thời gian để thực hiện hoặc gặp vướng mắc, cần tìm Luật sư đại diện để giải quyết vụ việc ly hôn, hãy chọn PHULAWYERS bởi:

  • Đội ngũ Luật sư ly hôn nhanh nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết ly hôn tại tòa án, đảm bảo tối đa quyền lợi cho thân chủ;
  • Có chuyên môn, trình độ cao trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình;
  • Luật sư ly hôn nhanh Xử lý nhanh chóng yêu cầu của khách hàng;
  • Luật sư tư vấn các phương án giải quyết, phân tích ưu nhược điểm để khách hàng nắm rõ về vụ việc, tương quan của các bên trong vụ ly hôn;
  • Soạn hồ sơ, các đơn khởi kiện, chuẩn bị tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp ly hôn;
  • Luật sư ly hôn nhanh thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan giải tiến hành tố tụng;
  • Tham gia các phiên hòa giải, xét xử, tiến hành đàm phán đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng.

Dịch vụ ly hôn nhanh PHULAWYERS sẽ làm gì cho bạn?

Luật sư ly hôn nhanh tư vấn quy định và hướng dẫn giải quyết ly hôn

  • Luật sư ly hôn nhanh tư vấn và phân tích cơ sở pháp lý, quy định pháp luật liên quan đến Ly hôn, quá trình giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn;
  • Tư vấn các hình thức ly hôn (khởi kiện ly hôn hoặc thuận tình ly hôn), quy trình và thời gian thực hiện để bảo vệ quyền lợi;
  • Luật sư ly hôn giỏi tư vấn viết đơn ly hôn (Đơn ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn) và hướng dẫn thủ tục ly hôn tại tòa án;
  • Tư vấn về các giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ ly hôn, chuẩn bị những chứng cứ cần để giải quyết ly hôn và hướng dẫn chuẩn bị các chứng cứ có lợi trước Tòa án;
  • Luật sư ly hôn nhanh đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền.

Tư vấn và lên kế hoạch giải quyết ly hôn

  • Luật sư ly hôn nhanh tư vấn các hình thức giải quyết ly hôn (Đơn phương ly hôn hoặc Thuận tình ly hôn) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
  • Tư vấn viết đơn Ly hôn và hướng dẫn thủ tục Ly hôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, đương sự khác trong vụ án, vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
  • Nghiên cứu hồ sợ vụ việc, phân tích và tư vấn quy định về điều kiện giành quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, quy định về phân chia tài sản chung, riêng, quy định về nghĩa vụ tài chính của vợ chồng khi ly hôn;
  • Luật sư chuyên về ly hôn đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án, vụ việc ly hôn tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, nợ chung… trước cơ quan có thẩm quyền;

Với mỗi yêu cầu của khách hàng, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để bảo vệ, đem lại quyền lợi cao nhất cho khách hàng trong mỗi vụ việc ly hôn.

Luật sư ly hôn nhanh tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi khách hàng trong vụ án ly hôn

  • Các tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
  • Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về cấp dưỡng, mức cấp dưỡng;
  • Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
  • Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ LY HÔN

FB IMG 1720100244256

LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC LY HÔN NHANH

HOTLINE: 0922 822 466

Gọi luật sư