Tội mua bán người

Luật sư bào chữa Tội mua bán người

toi mua ban nguoi

Tội mua bán người là gì?

Tội mua bán người là một tội phạm nghiêm trọng, vi phạm nhân quyền và bị lên án trên toàn thế giới. Theo luật pháp Việt Nam, tội mua bán người được hiểu là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc các thủ đoạn khác để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Tuyển mộ: Thuê mướn, lôi kéo người khác, thường là phụ nữ và trẻ em, với mục đích bán cho người khác.
  • Vận chuyển: Di chuyển người bị mua bán từ nơi này đến nơi khác.
  • Chứa chấp: Giữ người bị mua bán tại một địa điểm nào đó.
  • Chuyển giao: Giao người bị mua bán cho người mua.
  • Tiếp nhận: Nhận người bị mua bán từ người khác.

Mục đích của hành vi mua bán người thường là để bóc lột sức lao động, tình dục, hoặc bán các bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Các yếu tố cấu thành tội mua bán người:

  • Chủ thể: Là người thực hiện hành vi mua bán người.
  • Đối tượng: Là người bị mua bán, thường là phụ nữ và trẻ em.
  • Hành vi: Là các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận người bị mua bán.
  • Mục đích: Là để bóc lột sức lao động, tình dục, hoặc bán các bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Hậu quả của tội mua bán người:

  • Gây tổn thương về thể chất và tinh thần: Nạn nhân bị mua bán thường phải chịu đựng những đau khổ về thể xác và tinh thần.
  • Phá hủy gia đình: Tội mua bán người phá vỡ các mối quan hệ gia đình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân và gia đình họ.
  • Ảnh hưởng đến xã hội: Tội mua bán người làm mất ổn định xã hội, gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội.

Hình phạt đối với tội mua bán người:

Hình phạt đối với tội mua bán người rất nghiêm khắc, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Hình phạt có thể bao gồm:

  • Tù giam: Từ 5 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Phạt tiền: Áp dụng đối với các trường hợp phạm tội.

Cách phòng tránh và ngăn chặn tội mua bán người:

  • Tăng cường tuyên truyền: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội mua bán người.
  • Bảo vệ trẻ em: Tạo môi trường an toàn cho trẻ em, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.
  • Hỗ trợ nạn nhân: Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho nạn nhân bị mua bán.
  • Cộng đồng tham gia: Khuyến khích cộng đồng cùng nhau đấu tranh chống lại tội mua bán người.

Điều 150 BLHS năm 2015 về Tội mua bán người.

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Phân tích cấu thành tội mua bán người

dich vu luat su bao chua hinh su

Tội mua bán người là hành vi phạm tội nghiêm trọng được quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Dưới đây là phân tích về cấu thành của tội này:

1. Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi mua bán người: Đây là hành vi chủ yếu trong tội phạm này, bao gồm việc dùng thủ đoạn cưỡng ép, dụ dỗ, lừa gạt hoặc các hình thức khác để buộc hoặc dụ dỗ người khác vào tình trạng bị mua bán. Hành vi này có thể thực hiện dưới hình thức trao đổi, mua bán, hoặc chuyển giao người từ tay người này sang tay người khác.
  • Phương thức thực hiện: Người phạm tội có thể dùng các thủ đoạn như lừa đảo, cưỡng bức, ép buộc, hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân để thực hiện hành vi mua bán.
  • Đối tượng của tội phạm: Người bị mua bán có thể là nam giới, nữ giới hoặc trẻ em, và bất kể quốc tịch hay tình trạng xã hội. Trong đó, mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý theo một điều khoản riêng biệt (Điều 151 BLHS).

2. Mặt chủ quan của tội phạm

  • Lỗi cố ý: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là họ nhận thức được hành vi mua bán người là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Động cơ của người phạm tội thường là vụ lợi (kiếm tiền) nhưng có thể bao gồm các động cơ khác như trả thù, ép buộc người khác làm việc, hoặc phục vụ cho mục đích tình dục.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (đủ 16 tuổi trở lên).

4. Khách thể của tội phạm

  • Khách thể của tội mua bán người là quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của con người. Hành vi mua bán người xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền được sống tự do và bình đẳng của mọi cá nhân trong xã hội.

5. Hình phạt

  • Hình phạt chính: Tội mua bán người có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể từ 8 năm đến 15 năm hoặc từ 12 năm đến 20 năm.
  • Tình tiết tăng nặng: Bao gồm phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, dùng thủ đoạn tinh vi, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Tội mua bán người là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người, xâm phạm quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Cấu thành tội phạm này đòi hỏi phải xác định rõ ràng các yếu tố về hành vi, phương thức thực hiện, đối tượng, và động cơ của người phạm tội. Việc xử lý nghiêm khắc tội mua bán người là cần thiết để bảo vệ quyền con người và duy trì trật tự xã hội.

Quy định của pháp luật Việt Nam về tội phạm Mua bán người:

Ở Việt Nam, MBN được hiểu là việc “coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác”[2].

  • BLHS năm 1999 (sửa đổi năm 2009) không có điều luật nào quy định về tội BBN mà chỉ có 2 điều luật quy định về Tội mua bán người (Điều 119)[3] và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120)[4].

Các yếu tố cấu thành tội phạm MBN và MBTE bao gồm:

 Tội MBN (Điều 119)Tội MBTE (Điều 120)
– Khách thể của tội phạm+ Con người (cả nam và nữ) từ đủ 16 tuổi trở lên bị coi là hàng hóa để mua bán, trao đổi kiếm lời; + Tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do của con người.+ Con người (cả nam và nữ) dưới 16 tuổi. + Tội phạm xâm hại quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em và quyền được chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
– Mặt khách quan của tội phạm+ Thể hiện ở hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người/trẻ em như một thứ hàng hóa. + Hậu quả của hành vi MBN là con người bị đem ra mua bán, trao đổi như hàng hóa, danh dự nhân phẩm bị trà đạp, bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục.
– Chủ thể của tội phạmLà người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự
– Mặt chủ quan của tội phạm+ Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý. + Điều luật không quy định động cơ, mục đích phạm tội (hành vi MBN, MBTE vì động cơ, mục đích gì đều là phạm tội)
  • Như vậy, các yếu tố cấu thành tội MBN và MBTE theo quy định của BLHS là tương tự như nhau. Độ tuổi của nạn nhân chỉ có ý nghĩa đối với việc xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nếu nạn nhân là người lớn (đủ 16 tuổi trở lên) thì kẻ phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 119 – Tội mua bán người. Nếu nạn nhân là trẻ em (người dưới 16 tuổi) thì kẻ phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 120 – Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em với khung hình phạt nặng hơn.
  1. So sánh quy định về tội phạm “MBN” của Việt Nam và quy định về tội phạm BBN tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN.
  • Nghiên cứu các quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan đến tội MBN và MBTE đặt trong mối tương quan so sánh với pháp luật quốc tế cho thấy các quy định về tội phạm MBN của Việt Nam mặc dù có một số điểm tương đồng với quy định về tội phạm BBN của quốc tế, nhưng cũng còn nhiều điểm chưa tương thích, tập trung vào một số vấn đề sau:
  1. a) Về hành vi:
  • “MBN” theo pháp luật Việt Nam chỉ bao gồm 2 loại hành vi “mua” và “bán” (tức là việc dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy người), không bao gồm các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người (là những hành vi khác bên cạnh hành vi mua bán xảy ra trong toàn bộ quá trình BBN được bao hàm trong định nghĩa về BBN tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN). Pháp luật Việt Nam coi hành vi tuyển mộ, vận chuyển, đưa chuyển, chứa chấp (che giấu) và tiếp nhận là các hành vi giúp sức và tạo điều kiện cho việc MBN. Trên thực tế, những người thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị trừng trị theo các quy định pháp luật tương ứng (Ví dụ: bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật). Trong trường hợp chứng minh được một người thực hiện hành vi tuyển mộ, vận chuyển,  chứa chấp hoặc tiếp nhận người với mục đích MBN đó thì họ sẽ bị xử lý về tội MBN với vai trò đồng phạm
  1. b) Về phương thức, thủ đoạn:
  • Pháp luật Việt Nam không quy định phương thức bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hay nói cách khác là động cơ, mục đích, thủ đoạn không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm MBN. Điều này có nghĩa là chỉ cần có hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy người là sẽ cấu thành tội MBN, kể cả trong trường hợp nạn nhân hoàn toàn đồng ý với việc mua bán (mặc dù điều này trong thực tiễn hầu như không xảy ra, nạn nhân chỉ có thể đồng ý ban đầu do nhận thức sai về việc mình bị mua bán chứ nếu biết hoàn cảnh thật thì họ không bao giờ đồng ý).
  • Trong khi đó, Nghị định thư về chống BBN quy định các hành vi nói trên phải được thực hiện theo các phương thức như: đe dọa sử dụng, sử dụng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với những người khác (nghĩa là hành vi BBN xảy ra một cách trái ý muốn của nạn nhân). Trong trường hợp đối tượng bị xâm hại là trẻ em thì không cần tính đến việc bọn tội phạm có sử dụng hay không sử dụng các phương thức này, nghĩa là trong trường hợp trẻ em hoàn toàn đồng tình với hành vi của bọn tội phạm thì vẫn coi là buôn bán trẻ em nếu có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận, che giấu trẻ em… nhằm mục đích bóc lột. 
  1. c) Về mục đích: yếu tố “để bóc lột”:
  • Theo Nghị định thư về chống BBN thì mục đích “để bóc lột” là một trong những yếu tố bắt buộc cấu thành khái niệm BBN. Trong khi đó, theo pháp luật hình sự Việt Nam thì chỉ cần có hành vi chuyển giao người/trẻ em từ một người/nhóm người này sang một người/nhóm người khác để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất (coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác) là đã thỏa mãn cấu thành tội phạm MBN/MBTE mà không cần phải có mục đích “để bóc lột”[5] .
  1. d) Về đối tượng bị buôn bán:

– Đối tượng bị buôn bán/mua bán theo quy định của Nghị định thư về chống BBN và pháp luật Việt Nam bao gồm cả nam giới, phụ nữ, trẻ em.

– Định nghĩa “trẻ em” của pháp luật Việt Nam chưa tương thích với Nghị định thư, pháp luật Việt Nam coi trẻ em là người dưới 16 tuổi, trong khi đó theo Nghị định thư thì trẻ em là người dưới 18 tuổi.

  1. Những điểm bất cập trong yếu tố cấu thành MBN, MBTE trong BLHS:
  • Kết quả so sánh quy định về tội phạm “MBN” của Việt Nam và tội phạm BBN tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN cho thấy yếu tố cấu thành của tội MBN và MBTE trong BLHS còn nhiều bất cập, cụ thể:
  • – Một là, BLHS quy định MBN, MBTE chỉ bao gồm 2 loại hành vi là “mua” và “bán”, trong khi MBN là cả một quá trình bao gồm một chuỗi hành vi bắt đầu từ “tuyển mộ” đến “vận chuyển”, “chuyển giao”, “chứa chấp (che giấu)” và cuối cùng là “tiếp nhận” người. Quy định như vậy đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc phát hiện, điều tra và xử lý loại tội phạm này, trong nhiều trường hợp dẫn đến bỏ lọt tội phạm, vì việc tìm ra các chứng cứ để chứng minh đối tượng có hành vi “mua” và “bán” (dùng tiền/lợi ích vật chất khác để đổi lấy người) không phải dễ dàng. Nhiều nạn nhân bị bắt cóc, lừa gạt, mua đi bán lại nhiều lần nhưng ngay bản thân nạn nhân cũng ít khi biết được là mình đã bị bán với giá bao nhiêu tiền. Có một số trường hợp, cơ quan điều tra giải cứu được nạn nhân khỏi cơ sở mại dâm, nạn nhân khai đã bị bắt cóc và bị đưa sang một cơ sở mại dâm bên kia biên giới và bị buộc phải bán dâm (tức là có dấu hiệu của hành vi tuyển mộ, vận chuyển, bóc lột nạn nhân), nhưng vì không có bằng chứng chứng minh việc trao người – nhận tiền nên không xử lý được về tội MBN hoặc chỉ có thể xử lý về một số tội khác có mức hình phạt nhẹ hơn tội MBN (chứa mại dâm, bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật,…).
  • – Hai là, Điều 119 và Điều 120 không quy định thủ đoạn, phương thức mà bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, trong khi đây chính là những yếu tố quan trọng giúp phân biệt giữa hành vi MBN với một số hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác (VD: tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, chứa mại dâm, môi giới mại dâm,…) cũng như một số hành vi không bị coi là tội phạm (VD: môi giới kết hôn, môi giới lao động, môi giới nhận nuôi con nuôi…), vì giữa các hành vi này có nhiều điểm khá tương đồng (đều là chuyển giao người để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác). Bên cạnh đó, việc không quy định thủ đoạn, phương thức phạm tội khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất khi xử lý những trường hợp MBN mà đối tượng được mua bán hoàn toàn tự nguyện. (VD: một cô gái vì muốn được ra sinh sống ở nước ngoài và có một khoản tiền phụ giúp bố mẹ nên đã đồng ý để một người môi giới đưa mình sang Hàn Quốc kết hôn; người môi giới và bố mẹ cô gái đều được người đàn ông Hàn Quốc trả một khoản tiền). Trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất về việc có nên xử lý về tội MBN hay không.
  • – Ba là, yếu tố để phân biệt tội MBN theo Điều 119 và tội MBTE theo Điều 120 chỉ là sự khác biệt về độ tuổi của người bị mua bán, trong khi mức độ nguy hiểm những tội phạm nhằm vào trẻ em còn thể hiện ở cả cách thức thực hiện tội phạm.
  • – Bốn là, Điều 119 và Điều 120 không quy định mục đích “bóc lột” là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, trong khi đây chính là yếu tố lột tả bản chất nguy hiểm của loại tội phạm BBN với tính chất là loại tội phạm nhằm vào con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và quyền tự do của con người. Cái “lợi” mà bọn tội phạm hướng tới khi thực hiện loại tội phạm này không phải chỉ là khoản tiền/lợi ích thu được từ việc mua bán người mà là những lợi ích lớn và lâu dài thu được từ việc bóc lột nạn nhân (bóc lột mại dâm, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể,..). Mặt khác, mục đích “bóc lột” còn là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội phạm MBN với một số tội phạm khác (Ví dụ: tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép). Thực tế điều tra, truy tố, xét xử thời gian qua cũng cho thấy có những trường hợp môi giới lao động, môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nhận con nuôi (người nhận nuôi có đưa cho bố mẹ đẻ của đứa trẻ một số tiền), về hình thức thì hoàn toàn đủ dấu hiệu cấu thành của Điều 119 hoặc Điều 120, nhưng “nạn nhân” trong những trường hợp này lại không bị thiệt hại gì, thậm chí còn có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn so với trước khi bị bán. Đối với những trường hợp mà người bị mua bán không bị bóc lột như vậy thì nếu xử lý về tội MBN hay MBTE có phần khiên cưỡng và không phục vụ được mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm.
GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Dịch vụ luật sư bào chữa tội mua bán người:

dich vu luat su thue luat su gioi

Bảo vệ quyền lợi của bạn khi đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng

Tội mua bán người là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, mang lại những hậu quả xã hội nặng nề. Nếu bạn đang đối mặt với cáo buộc này, việc tìm kiếm sự hỗ trợ của một luật sư bào chữa hình sự là vô cùng cần thiết.

Tại sao cần luật sư bào chữa trong vụ án mua bán người?

  • Hiểu rõ quy định pháp luật: Luật pháp hình sự về tội mua bán người rất phức tạp và có nhiều điểm cần lưu ý. Luật sư sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến vụ án của mình, từ đó đưa ra những lời khuyên pháp lý chính xác.
  • Xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả: Dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc và bằng chứng thu thập được, luật sư sẽ xây dựng một chiến lược bào chữa tối ưu, nhằm mục tiêu giảm nhẹ hình phạt hoặc thậm chí giúp bạn được minh oan.
  • Bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình tố tụng: Luật sư sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, bảo vệ quyền lợi của bạn, đảm bảo rằng quá trình tố tụng được tiến hành đúng pháp luật.
  • Giảm thiểu rủi ro: Luật sư sẽ giúp bạn đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đưa ra những giải pháp tối ưu để giảm thiểu thiệt hại.

Dịch vụ luật sư bào chữa tội mua bán người thường bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các quyền và nghĩa vụ của bạn trong quá trình tố tụng, giải đáp các thắc mắc và giúp bạn hiểu rõ tình hình vụ án.
  • Thu thập chứng cứ: Luật sư sẽ giúp bạn thu thập các chứng cứ để chứng minh cho lập luận bào chữa của mình.
  • Xây dựng đơn thư tố tụng: Luật sư sẽ soạn thảo các đơn thư tố tụng như đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,…
  • Tham gia các phiên tòa: Luật sư sẽ đại diện cho bạn trong các phiên tòa, bào chữa cho bạn và bảo vệ quyền lợi của bạn.
  • Thương lượng với cơ quan chức năng: Luật sư sẽ thương lượng với cơ quan điều tra, viện kiểm sát để tìm ra giải pháp hòa giải, giảm nhẹ hình phạt.

Lợi ích khi thuê luật sư bào chữa:

  • Tăng cơ hội thành công: Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, luật sư sẽ giúp bạn tăng cơ hội được tuyên án nhẹ hơn hoặc thậm chí được minh oan.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Luật sư sẽ thay bạn thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Bảo vệ danh dự và uy tín: Luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ danh dự và uy tín của bạn trước dư luận.

Khi nào bạn nên tìm luật sư?

  • Khi bạn bị nghi ngờ hoặc bị khởi tố về tội mua bán người.
  • Khi bạn muốn kháng cáo bản án.
  • Khi bạn muốn làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án.

Lưu ý: Việc lựa chọn luật sư là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của vụ án. Hãy tìm hiểu kỹ về luật sư trước khi quyết định thuê.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tội mua bán người, hãy liên hệ ngay với một luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

luat su gioi tphcm

dịch vụ luật sư bào chữa tội Mua bán người

hotline 0922 822 466

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi luật sư