Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật sư bào chữa Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

toi tu choi hoac tron tranh nghia vu cap duong

Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi một cá nhân có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp tiền bạc hoặc các nguồn lực khác để nuôi dưỡng một người khác (thường là con cái) nhưng lại cố tình không thực hiện nghĩa vụ đó.

Những trường hợp thường gặp:

  • Cha mẹ từ chối cấp dưỡng cho con: Sau ly hôn, một trong hai bên có thể từ chối hoặc không đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.
  • Con cái từ chối cấp dưỡng cho cha mẹ: Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động, con cái có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng lại từ chối.
  • Anh chị em từ chối cấp dưỡng cho nhau: Trong một số trường hợp đặc biệt, anh chị em có thể có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nhưng lại không thực hiện.

Hậu quả pháp lý:

Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị:

  • Xử phạt hành chính: Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể bị truy tố trước pháp luật và bị phạt tù.

Vì sao cần phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

  • Bảo vệ quyền lợi của trẻ em: Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển toàn diện.
  • Đảm bảo công bằng xã hội: Mỗi người đều có trách nhiệm đối với những người thân thuộc, đặc biệt là con cái.
  • Thực hiện đúng pháp luật: Việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lưu ý:

  • Mức độ cấp dưỡng: Mức độ cấp dưỡng được xác định dựa trên nhiều yếu tố như thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu của người được cấp dưỡng, tình hình kinh tế chung,…
  • Hình thức cấp dưỡng: Có thể bằng tiền mặt, tài sản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận hoặc quyết định của tòa án.
  • Giải quyết tranh chấp: Nếu có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng, các bên có thể giải quyết bằng hòa giải hoặc thông qua tòa án.

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng. Để hiểu rõ hơn về cấu thành tội phạm này, ta cần phân tích các yếu tố cấu thành của nó:

Phân tích cấu thành tội phạm

toi tu choi cap duong
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
    Điều luật quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng và hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội cho chính xác.
    Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi “từ chối” và “trốn tránh” thì định tội là: “từ chối và trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”’;

Khách thể của tội phạm

  • Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
  • Quyền được cấp dưỡng là quyền do pháp luật quy định mà cụ thể là  Luật hôn nhân và gia đình vì quan hệ cấp dưỡng là quan hệ gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng.
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng của con người.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quan hệ gia đình, là quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng của con người và các quy phạm pháp luật quy định về quan hệ cấp dưỡng.

Mặt khách quan của tội phạm

Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

  • 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

  • 2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện như sau:

  • – Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
  • – Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • – Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • – Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng là anh, chị,em.
  • – Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định.
  • – Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
  • – Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
  • Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi từ chối hoặc hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng khước từ (không chịu nhận) việc cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật yêu cầu cấp dưỡng hoặc đã có quyết định của Toà án buộc phải cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng.
  • Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng tìm mọi cách trốn tránh việc cấp dưỡng (bỏ trốn, giấu địa chỉ, cố tình dây dưa việc cấp dưỡng), khi người được cấp dưỡng yêu cầu hoặc đã có quyết định của Toà án buộc phải cấp dưỡng nhưng vẫn không cấp dưỡng.
  • Mặc dù từ chối và trốn tránh là hai khái niệm khác nhau, nhưng đều có chung một nội dung là không thực hiện nghĩa vụ.
  • Người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng có khả năng tự bảo đảm cuộc sống, có tài sản riêng, không cần cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không bị coi là tội phạm. Nói cách khác người phạm tội có khả năng và có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe mới bị coi là phạm tội.
  • Trường hợp khác, nếu người phạm tội có khả năng và có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tuy không làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì cũng bị coi là phạm tội. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm là trước đó đã có lần từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực…hôn nhân và gia đình…; chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì cũng không cấu thành tội phạm này.
  • Hậu quả của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Hậu quả của tội phạm này vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính thì hậu quả làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe là dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm là người từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải ai thực hiện hành vi này cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.
  • Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội vi phạm chế độ một vợ một chồng thuộc loại tội ít nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
  • Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khi không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ có thể được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.
  • Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng trừ trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự.
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng thực tế để thực hiện cấp dưỡng mà cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì hành vi mới bị coi là tội phạm. Nếu có nghĩa vụ nhưng không có khả năng nên không thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng thì không phải là hành vi phạm tội. Ví dụ A có 3 người em còn đang đi học, cha mẹ mất sớm, bản thân A cũng có điểu kiện kinh tế khó khăn, còn phải nuôi vợ và con nhỏ nên không thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho 3 em được. Trường hợp này A không bị coi là phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Theo Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình,người có quyền cấp dưỡng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của người đó được quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Điều 380 Bộ luật Hình sự quy định về tội không chấp hành bản án. Như vậy, trường hợp người bị Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà vẫn từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ phải chịu trách nhiệm về tội không chấp hành bản án theo Điều 380 mà không phải chịu trách nhiệm về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 Bộ luật Hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

  • Người phạm tội thực hiện hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng cố tình từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng.
  • Tuy nhiên, tội phạm là tội xâm phạm quan hệ gia đình, nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thức rõ nghĩa vụ của mình nên đã từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thậm chí một số  người còn cho rằng mình không có nghĩa vụ cấp dưỡng ma nghĩa vụ đó là của người khác. Ví dụ: Con gái đã đi lấy chồng là không có nghĩa vụ đối với bố mẹ đẻ nên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi bố mẹ đẻ không còn khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

Dịch vụ Luật sư bào chữa Tội từ chối cấp dưỡng hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

dich vu luat su thue luat su gioi

Bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến việc bị cáo buộc tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng? Đừng lo lắng, dịch vụ luật sư bào chữa chuyên nghiệp sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Tại sao cần luật sư bào chữa?

  • Hiểu rõ pháp luật: Luật sư sẽ giúp bạn nắm rõ quy định của pháp luật về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • Xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả: Dựa trên căn cứ pháp lý và bằng chứng, luật sư sẽ xây dựng một chiến lược bào chữa phù hợp, nhằm giảm nhẹ hình phạt hoặc thậm chí là hủy bỏ vụ án.
  • Bảo vệ quyền lợi của bạn: Luật sư sẽ đại diện cho bạn trong các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trước pháp luật.
  • Giảm thiểu rủi ro: Luật sư sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình điều tra, xét xử, giúp bạn giảm thiểu rủi ro và hậu quả pháp lý.

Dịch vụ luật sư bào chữa bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án, giúp bạn hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Thu thập chứng cứ: Luật sư sẽ giúp bạn thu thập các bằng chứng có lợi cho vụ án, như hóa đơn, biên lai, lời khai nhân chứng…
  • Xây dựng đơn thư: Luật sư sẽ soạn thảo các đơn thư tố tụng, kháng cáo, kháng nghị… theo quy định của pháp luật.
  • Đại diện tham gia tố tụng: Luật sư sẽ đại diện cho bạn tham gia các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của bạn.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý khác: Luật sư sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của bạn.

Lựa chọn luật sư bào chữa như thế nào?

  • Kinh nghiệm: Luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt là các vụ án liên quan đến tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ giúp bạn có được sự bảo vệ tốt nhất.
  • Uy tín: Luật sư có uy tín và được nhiều người tin tưởng sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
  • Chi phí: Bạn nên tìm hiểu kỹ về chi phí dịch vụ của luật sư để lựa chọn được người phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Nếu bạn cần được tư vấn pháp luật hoặc muốn tìm một luật sư bào chữa uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi.

GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ HÌNH SỰ

luat su gioi tphcm

dịch vụ luật sư BÀO CHỬA HÌNH SỰ

hotline 0922 822 466

5/5 - (2 bình chọn)
Gọi luật sư