Chiếm đoạt tài sản trong tội phạm về xâm phạm sở hữu

5/5 - (1 bình chọn)

Thế nào chiếm đoạt tài sản trong tội phạm về xâm phạm sở hữu

the nao la chiem doat tai san

Chiếm đoạt tài sản là gì?

Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý lấy cắp, chiếm giữ bất hợp pháp tài sản của người khác. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị nghiêm cấm.

Các hình thức chiếm đoạt tài sản thường gặp:

  • Trộm cắp: Lén lút lấy trộm tài sản của người khác mà không bị phát hiện.
  • Cướp giật: Cướp giật tài sản của người khác bằng vũ lực, đe dọa hoặc thủ đoạn khác.
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Cướp: Cướp giật tài sản của người khác kết hợp với việc dùng vũ lực, đe dọa để chống trả.

Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản:

  • Chủ thể: Là người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • Đối tượng: Là tài sản của người khác, có thể là tiền, vàng, đồ vật, bất động sản,…
  • Hành vi: Là hành vi chiếm đoạt trái pháp luật, có thể bằng cách lấy trộm, cướp giật, lừa đảo,…
  • Mục đích: Là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Hậu quả của hành vi chiếm đoạt tài sản:

  • Gây thiệt hại về tài sản: Người bị hại mất đi tài sản của mình.
  • Ảnh hưởng đến tinh thần: Người bị hại có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi, mất niềm tin.
  • Pháp luật trừng phạt nghiêm khắc: Người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hình phạt đối với tội chiếm đoạt tài sản:

Hình phạt đối với tội chiếm đoạt tài sản tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, giá trị tài sản bị chiếm đoạt và các tình tiết khác. Hình phạt có thể bao gồm:

  • Phạt tiền: Áp dụng đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản với giá trị nhỏ.
  • Phạt cải tạo không giam giữ: Áp dụng đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản với giá trị trung bình.
  • Tù giam: Áp dụng đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn, có tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Để phòng tránh bị chiếm đoạt tài sản, bạn nên:

  • Bảo quản tài sản cẩn thận: Khóa cửa, cài đặt hệ thống báo động, không để tài sản ở nơi dễ bị kẻ trộm lợi dụng.
  • Tăng cường cảnh giác: Luôn chú ý đến xung quanh, không để người lạ tiếp cận tài sản của mình.
  • Không tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn hấp dẫn: Tránh giao dịch với những người lạ mặt, không rõ nguồn gốc.

1. Để xác định chính xác có yếu tố chiếm đoạt hay không cần nắm vững một số điểm cơ bản về vấn đề này.

  • Trong các tài liệu pháp lý, chiếm đoạt được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản, quyền tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ thể (nhà nước, tập thể hoặc cá nhân) thành tài sản của mình. Các đặc điểm pháp lý của hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm:
  • Về mặt khách quan, hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản là: không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản, một bên tham gia hợp đồng đã chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của mình.
  • Đối tượng chiếm đoạt là tài sản và quyền tài sản. trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ ( tiền VN đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán ( ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản này phải có thực, thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.

Về mặt chủ quan, lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích tư lợi.

 2. Trong lĩnh vực tín dụng,

vay mượn tài sản không thể coi là chiếm đoạt nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được các yếu tố sau:

  • Thứ nhất, hành vi không trả nợ là cố ý trực tiếp, tức người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi không trả nợ và mong muốn hậu quả xảy ra với mục đích tư lợi. Cố ý không trả nợ có thể được biểu hiện dưới hình thức không hành động: không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng khi nợ đến hạn mà không có sự chấp thuận gia hạn nợ, không được chủ nợ đồng ý xóa nợ… hoặc là hành động như cản trở việc phát mại tài sản để thu hồi nợ…
  • Thứ hai, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Có quan điểm cho rằng chỉ cần chứng minh bỏ trốn nhằm gây khó khăn cho chủ nợ trong việc thu hồi nợ, ngoại trừ những trường hợp bỏ trốn vì sợ chủ nợ cưỡng bức, hành hạ… những đe dọa này, nếu có, phải có thực và nguy hiểm trực tiếp đối với con nợ là đủ. Thực tiễn cho thấy đây là yếu tố rất hay gây tranh cãi và dễ bị lạm dụng trong thực tiễn để quy kết về mặt hình sự.
  • Theo chúng tôi, việc bỏ trốn trên thực tiễn có thể có rất nhiều lý do khác nhau. Bỏ trốn để tạm lánh mặt chủ nợ do hiện tại bản thân họ không có khả năng trả nợ do kinh doanh thua lỗ, do họ cũng là nạn nhân của việc bị người khác chiếm đoạt; bỏ trốn do sợ công an bắt, do sức ép từ các con nợ… do đó khi xác định việc bỏ trốn phải luôn gắn với yếu tố nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Thứ ba, người đi vay cố ý không trả nợ, mặc dù có khả năng trả nợ, hoặc có hành vi tẩu tán, chuyển dịch tài sản, che dấu doanh thu, thu nhập… nhằm mục đích trốn tránh việc trả nợ. Nguyên nhân dẫn đến việc không trả được nợ phải xác định rõ không phải do kinh doanh thua lỗ, do biến động giá cả, bất ổn của thị trường hoặc do thiên tai và các trường hợp bất khả kháng mà là hậu quả của việc sử dụng vốn vay vào các hoạt động kinh doanh pháp luật không cho phép ( dùng vốn vay đi buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, đưa hối lộ…) vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý tài chính doanh nghiệp.
  • Để xác định doanh nghiệp có thực sự thua lỗ, thông thường áp dụng phương pháp xác định đầu ra, đầu vào tức lấy tổng thu trừ đi tổng chi, phần chênh lệch nếu không chứng minh được là thua lỗ thì đó là chiếm đoạt. Song, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chứng minh được rằng việc không trả nợ không là hậu quả của việc kinh doanh thua lỗ, do các biến động giá cả, thị trường… bởi trong thực tế chưa có những quy định pháp luật thống nhất về chế độ hóa đơn- chứng từ trong kinh doanh, chưa có những quy định pháp luật đồng bộ, chuẩn mực về báo cáo tài chính, phương thức khấu hao tài sản cố định, phương thức tính hàng tồn kho, chế độ kế toán, kiểm toán,… đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
dich vu luat su bao chua hinh su

 3. Trong tội lạm dụng tín nhiệm,

  • tình tiết sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản một số trường hợp người đi vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn tức là dùng vốn vay với mục đích ban đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại dẫn đến không trả được nợ, khi đến hạn có coi là hành vi chiếm đoạt và chịu trách nhiệm hình sự; xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau:
  • – Quan điểm thứ nhất cho rằng: nếu tài sản mua sắm còn lại ngang giá với khoản vay thì có thể áp dụng các chế tài vật chất và các biện pháp cưỡng chế kê biên thu hồi tài sản để trừ nợ mà chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu con nợ không có hành vi chống lại việc kê biên, thu hồi tài sản, chỉ có thể gọi là chiếm đoạt và chịu trách nhiệm hình sự đối với khoản chênh lệch của khoản vay so với giá trị tài sản hiện có ( nếu giá trị tài sản đủ yếu tố cấu thành )và đối tượng của chiếm đoạt là khoản chênh lệch đó.
  • – Quan điểm thứ hai: trường hợp người đi vay dùng vốn vay mua sắm, tiêu xài sai với mục đích xin vay, đến hạn không trả được nợ hoàn toàn hội đủ các yếu tố hành vi chiếm đoạt tức có ý thức và cố ý biến tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc dùng tiền vay mua sắm, tiêu xài; cố ý không hoàn trả nợ khi hoàn toàn có khả năng trả nợ, có thể bán nhà, tài sản có được khi mua sắm từ vốn vay; hành vi chiếm đoạt đã hoàn thành tức không hoàn trả khi khoản nợ đến hạn…
  • – Nếu đồng ý với quan điểm thứ hai, trong thực tế áp dụng sẽ gặp nhiều bất cập. Bởi vì, hiện nay đa số các hợp đồng tín dụng, điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay ghi rất chung chung là “kinh doanh ” vì vậy việc mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, du lịch nước ngoài trong một chừng mực nào đó có thể gọi là kinh doanh hoặc gián tiếp nhằm mục đích kinh doanh, đặc biệt là đối với các nghĩa vụ, các khoản nợ doanh nghiệp. Vì vậy, họ có thể sử dụng vốn vay với các mục đích khác nhau miễn là không vi phạm pháp luật.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào vụ việc cụ thể, cơ quan điều tra phải xem xét đến ý thức trả nợ của người đi vay. Trong một số trường hợp do sử dụng vốn sai mục đích xin vay, dẫn đến khả năng mất trả nợ cho ngân hàng như áp dụng lãi suất quá hạn, phạt vi phạm hợp đồng nhưng ngân hàng vẫn không đồng ý gia hạn, thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
    Một số trường hợp, khi người đi vay không trả được nợ hoàn toàn do các yếu tố khách quan như bị người khác lừa đảo, chiếm đoạt… dẫn đến mất khả năng chi trả, thì không thể coi là hành vi chiếm đoạt.

 4. Đối với những tội phạm có tính chất chiếm đoạt,

  • cơ quan tiến hành tố tụng cần lấy lời khai của bị can, bị cáo cần làm rõ ý thức chủ quan thực sự của họ là gì”: nhằm chiếm đoạt tài sản đó hay chỉ chây ỳ chưa chịu trả để chiếm dụng trái phép?. Đối với những trường hợp bị can, bị cáo khai không có ý thức chiếm đoạt thì cần căn cứ vào hành vi khách quan để làm rõ ý thức chủ quan. Cần làm rõ bị can, bị cáo có hay không những hành vi gian lận như: sửa chữa chứng từ tài liệu, che dấu địa chỉ, bỏ trốn khỏi nơi cư trú,… nhằm không phải trả nợ, qua đó chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của họ hoặc người thân của họ. Trong trường hợp, các bị cáo khai không có ý thức chiếm đoạt tài sản, thực tế các bị cáo không có các hành vi gian lận nhằm không phải trả lại tiền, mà ngược lại các bị cáo vẫn nhận, ký vào các giấy tờ xác nhận các khoản nợ này,… cần xác định hành vi của bị cáo là sử dụng tiền của mà không được phép của chủ sơ hữu, trái với quy định, trái với các thỏa thuận hợp đồng, qua đó xâm phạm trực tiếp đến quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu. Những hành vi này cấu thành tội “ sử dụng trái phép tài sản” chứ không phải các tội phạm có tính chất chiếm đoạt.

 5. Về việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt:

  • Khi xác định giá trị tài sản người phạm tội chiếm đoạt để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự cần chú ý: Bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với những tài sản mà thực tế bị cáo chiếm đoạt. Số tiền, tài sản dùng để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải là số tiền họ đã, đang chiếm của Nhà nước, của người khác. Đối với những khoản tiền như tiền lãi trong các hợp đồng tín dụng, những khoản tiền người có trách nhiệm trong tổ chức kinh tế làm thất thoát, làm thua lỗ… thì không xác định là tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu người phạm tội có lỗi, vi phạm các hợp đồng, thỏa thuận, vi phạm các hợp đồng về quản lý kinh tế thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường số tài sản này. Theo quy định của pháp luật kinh tế, Dân sự… Về nguyên tắc thì họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do họ gây ra.

Dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự Phulawyers.

dich vu luat su thue luat su gioi

Bảo vệ quyền lợi của bạn trước pháp luật

Phulawyers là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa hình sự tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc pháp luật hình sự, Phulawyers cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng cao nhất, giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

Tại sao nên chọn dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Phulawyers?

  • Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp: Các luật sư của Phulawyers đều có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực luật hình sự. Họ đã thành công trong việc bảo vệ quyền lợi của nhiều khách hàng trong các vụ án hình sự phức tạp.
  • Hiểu rõ quy định pháp luật: Luật sư của Phulawyers luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của pháp luật hình sự, giúp khách hàng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Chiến lược bào chữa hiệu quả: Dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc và bằng chứng thu thập được, luật sư của Phulawyers sẽ xây dựng một chiến lược bào chữa tối ưu, nhằm mục tiêu giảm nhẹ hình phạt hoặc thậm chí giúp khách hàng được minh oan.
  • Bảo mật thông tin: Tất cả thông tin của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối.
  • Chi phí hợp lý: Phulawyers cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của nhiều khách hàng.

Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Phulawyers bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến vụ án, giúp khách hàng hiểu rõ tình hình và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong quá trình điều tra: Luật sư sẽ tham gia vào quá trình điều tra, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đảm bảo rằng quá trình điều tra được tiến hành đúng pháp luật.
  • Xây dựng đơn thư tố tụng: Luật sư sẽ soạn thảo các đơn thư tố tụng như đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,…
  • Tham gia các phiên tòa: Luật sư sẽ đại diện cho khách hàng trong các phiên tòa, bào chữa cho khách hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
  • Thương lượng với cơ quan chức năng: Luật sư sẽ thương lượng với cơ quan điều tra, viện kiểm sát để tìm ra giải pháp hòa giải, giảm nhẹ hình phạt.

Khi nào bạn cần thuê luật sư bào chữa hình sự?

  • Khi bạn bị nghi ngờ hoặc bị khởi tố về một tội danh hình sự.
  • Khi bạn muốn kháng cáo bản án.
  • Khi bạn muốn làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án hình sự.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự, hãy liên hệ ngay với Phulawyers để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

GIƠI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ HÌNH SỰ
luat su gioi tphcm

dịch vụ luật sư BÀO CHỮA HÌNH SỰ

hotline 0922 822 466

Gọi luật sư