Để Luật sư bào chữa hiệu quả án hình sự tại cấp phúc thẩm
Luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm là gì?
Luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm là người đại diện pháp lý cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, nếu bị cáo hoặc Viện kiểm sát không đồng ý với bản án, họ có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị lên cấp tòa án cấp trên để xem xét lại vụ án. Trong giai đoạn này, luật sư bào chữa sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo.
Luật sư bào chữa phúc thẩm trong vụ án hình sự: Tố tụng hình sự phân thành các giai đoạn cơ bản gồm giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử sơ thẩm, giai đoạn xét xử phúc thẩm. trong mỗi giai đoạn, sự tham gia của luật sư bào chữa hình sự là việc vô cùng quan trọng.
Vai trò của luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm
- Phân tích bản án sơ thẩm: Luật sư sẽ nghiên cứu kỹ bản án sơ thẩm, xác định những điểm chưa hợp lý, những vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử.
- Xây dựng luận điểm kháng cáo: Dựa trên cơ sở phân tích, luật sư sẽ xây dựng những luận điểm kháng cáo nhằm chứng minh bản án sơ thẩm là chưa chính xác, cần được sửa đổi hoặc hủy bỏ.
- Thu thập chứng cứ mới: Luật sư có thể thu thập thêm những chứng cứ mới để bổ sung vào hồ sơ vụ án, nhằm làm sáng tỏ sự thật và bảo vệ quyền lợi của bị cáo.
- Tham gia phiên tòa phúc thẩm: Luật sư sẽ đại diện cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm, trình bày các luận điểm kháng cáo, trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.
Tại sao cần luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm?
- Tăng cơ hội thành công: Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bị cáo tăng cơ hội thành công trong việc làm thay đổi bản án sơ thẩm.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo quá trình xét xử phúc thẩm được diễn ra công bằng.
- Giảm thiểu rủi ro: Luật sư sẽ giúp bị cáo tránh những sai lầm trong quá trình kháng cáo, giảm thiểu rủi ro bị xử phạt nặng hơn.
Khác biệt giữa luật sư bào chữa giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm
- Mục tiêu: Nếu ở giai đoạn sơ thẩm, luật sư tập trung vào việc chứng minh bị cáo vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thì ở giai đoạn phúc thẩm, luật sư sẽ tập trung vào việc làm thay đổi bản án sơ thẩm.
- Chứng cứ: Ở giai đoạn phúc thẩm, luật sư có thể sử dụng những chứng cứ mới mà chưa được đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm.
- Luận điểm: Luận điểm kháng cáo sẽ tập trung vào những điểm chưa hợp lý trong bản án sơ thẩm, chứ không phải là việc chứng minh lại toàn bộ vụ án.
Tóm lại, luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo. Nếu bạn hoặc người thân đang trong tình huống cần đến luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm, hãy tìm đến một luật sư có kinh nghiệm và uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Kỹ năng luật sư chuẩn bị luận cứ để bào chữa phúc thẩm hiệu quả.
Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu bị cáo có kháng cáo hoặc bản án sơ thẩm bị viện kiểm sát kháng nghị thì toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được chuyển lên tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Luật sư bào chữa phúc thẩm giỏi cần làm những việc gì để bào chữa hiệu quả nhất cho bị báo ở giai đoạn này?
Những công việc một luật sư bào chữa giỏi cần làm để bào chữa hiệu quả vụ án hình sự giai đoạn phúc thẩm:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm cần tập trung bám sát các yêu cầu kháng cáo của bị cáo, các đương sự mà luật sư bào chữa phúc thẩm nhận trách nhiệm bào chữa hoặc kháng nghị của VKS. Việc nghiên cứu cần khái quát những vấn đề mấu chốt của vụ án như tội danh, thu thập và đánh giá chứng cứ, căn cứ áp dụng pháp luật và hình phạt…nhưng vẫn phải bám sát yêu cầu kháng cáo nói trên. Phạm vi nghiên cứu hồ sơ cụ thể bao gồm:
- Yêu cầu kháng cáo, kháng nghị,
- Tính hợp pháp của bản án sơ thẩm ( Xem xét nội dung và tố tụng).
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc kháng cáo.
Do tính chất của xét xử phúc thẩm, luật sư bào chữa phúc thẩm cần tập trung nghiên cứu những cắn cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ luật sư bào chữa phúc thẩm cần phát hiện những vấn đề thiếu sót trong đánh giá chứng cứ vi phạm tố tụng…
2. Thu thập thêm tài liệu mới
Luật sư bào chữa phúc thẩm cần tìm hiểu bổ sung các tình tiết chứng cứ chưa được xem xét trong bản án sơ thẩm. Trao đổi, tự mình hoặc gia đình đương sự cung cấp các tài liệu mới để bổ sung xem xét tại phiên tòa phúc thẩm.
Việc thu thập và giao nộp thêm chứng cứ, đồ vật, tài liệu mới, luật sư bào chữa phúc thẩm cần bảo đảm tính hợp pháp về mặt hình thức và tính xác thực tính liên quan về mặt nội dung bằng những cách thức và những biện pháp mà pháp luật không cấm . Những tài liệu nói trên cần được sao y bản chính có chứng thực hợp pháp và cần phải nộp trước khi phiên tòa phúc thẩm được mở.
3. Gặp trao đổi với bị cáo.
Trong quá trình gặp và trao đổi với bị cáo trong trại tạm giam luật sư bào chữa phúc thẩm cần trao đồi về những hệ quả phát sinh từ phiên tòa phúc thẩm, khi phán quyết có hiệu lực pháp luật để bị cáo xác định tốt tư tưởng, chuẩn bị cho việc khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc chấp nhận thi hành bản án .
Có thể nói việc gặp và trao đổi với bị cáo trước phiên tòa là một loạt thao tác cần đòi hỏi luật sư bào chữa phúc thẩm mận cảm sự thấu đáo hiểu biết về vụ án, có như vậy luật sư mới viết được bản luận cứ tốt để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa phúc thẩm một cách tốt nhất.
4. Trao đổi đề xuất với Viện kiểm soát, Tòa án.
Luật sư bào chữa phúc thẩm có thể liên hệ, đề nghị bằng văn bản qua phòng xin gặp Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc lãnh đạo của họ đề trình bày những vấn đề liên quan đến những tình tiết sự kiện mới phát sinh, hoặc để nộp chứng cứ tài liệu bổ sung.
Việc gặp trao đồi vơi Viện kiểm soát và Tòa an giúp cho luật sư bào chữa phúc thẩm có thêm chứng cứ mới, biết được quan điểm của Viện kiểm sát và tào án để có thể viết bản luận cứ bào chữa tại phiên tào phúc thẩm một cách tốt hơn.
5. Chuẩn bị bản bào chữa.
Bản bảo chữa tại phiên tòa mà luật sư bào chữa phúc thẩm chuẩn bị cần đảm bào ba phần chính; đó là phần mở đầu, phần quan điểm pháp lý (Phần đánh giá chứng cứ, các dấu hiệu của tội phạm căn cứ áp dụng pháp luật) và phần đề xuấn giải pháp, kết luận.
Tùy theo định hướng bào chữa của luật sư mà nội dung từng phần có thể điều chỉnh cho phù hợp với bản bào chữa:
a) Phần mở đầu
Phần này phải giới thiệu tư cách luật sư luật sư bào chữa phúc thẩm, giới thiệu về bản thân, văn phòng luật sư mà mình đang tham gia, nêu lý do mà mình tham gia bào chữa cho thân chủ. Cần lư ý điểm khác của bản luận cứ tại phiên tòa phúc thẩm so với phiên tòa sơ thẩm.
Phần mở đầu của bản luận cứ tại phiên tòa phúc thẩm cần phải đánh giá tổng quát bản án sơ thẩm về tội danh và mức hình phạt đối vớí bị cáo, việc áp dụng pháp luật và thủ tục tố tụng, những ảnh hưởng từ các quyết định của bản án sơ thẩm đến số phận pháp lý của bị cáo.
Cần đánh giá tổng quát những vấn đề mấu chốt ảnh hưởng, chi phối đến việc xem xét, đánh giá bản chất của vụ việc ở phiên tòa phúc thẩm. Những nội dung chủ yếu trong kháng cáo của bị cáo, hoặc kháng nghị của viện kiểm sát.
b) Phần quan điểm pháp lý
Phần này rất quan trọng là trọng tâm và đúc kết quá trình nghiên cứu hồ sơ trao đổi thống nhất với bị cáo thể hiện quan điểm pháp lý bênh vực bào chữa cho bị cáo của luật sư bào chữa phúc thẩm. Phần quan điểm pháp lý gồm những nội dung sau:
Thứ nhất bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo .
Luật sư bào chữa phúc thẩm cần phân tích những dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội của bị cáo mà mình bào chữa là chư đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thiếu căn cứ pháp lý, thể hiện thông qua các chứng cứ vật chứng kết quả giám định.
Bào chữa cho thân chủ theo hướng không phạm tội thường theo hướng chứng minh thân chủ mình chưa đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội chỉ cần xử phạt vi pham hành chính, hoặc chứng minh thân chủ mình chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Hoặc chứng minh thân chủ mình thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội trong các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi như: sự kiện bất ngờ; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh.
Đây là những tình tiết loại trừ TNHS, tức là trường hợp những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội phạm do không thỏa mãn yếu tố lỗi và được quy định trong luật hình sự đối với những tội có cầu thành vật chất đòi hỏi phải xác định được hậu quả xảy ra thì luật sư cần chímg minh bị cáo mình chưa gây ra hậu quá đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ chẳng hạn khoản 1 điều 138 tội trộm cắp tài sản quy định ” người nào trộn cắp tài sản của người khách có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ”.
Ở trường hợp này luật sư bào chữa hình sự cần chứng minh trong bản luận cứ của mình là tài sản bị cáo trộm cắp không có giá trị đến 2 triệu đồng thông qua việc chúng minh kết luật giám định là không phù hợp với giá trị thực tể của tài sản, và cũng cần phải chứng minh thân chủ mình chưa bị phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản…
Nếu người bị hại không có yêu câu khởi tố hoặc đã rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm mà tòa án vẫn xét phúc thẩm và tuyên bị cáo có tội thì luật sư bào chữa hình sự cần bào chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử tại phiên tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định điều 251 BLTTHS.
Trong trường hợp này cần chỉ ra các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tụng tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo. Luật sư bào chữa hình sự cần bám sát vào những căn cứ quy buộc của án sơ thẩm và kết luận của Viện kiểm sát, phân tích những điểm mâu thuẫn, không phù hợp.
Chỉ ra được tính thiếu căn cứ trong việc giám định, những vì phạm về thủ tục tơ tụng khi thu thập chứng cứ dùng làm căn cứ buộc tơi bị cáo, từ đó đề xuất đường lối giải quyết vụ án theo hướng chấp nhận kháng cáo của bị cảm, tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án theo Điều 251 BLTTHS năm 2003.
Luật sư bào chữa giỏi cũng cần vận dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi để cấp đến việc bản án sở thẩm được tuyên trên cơ sở đánh giá chứng cứ một chiều mang nặng tính suy diễn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong một sề trường hợp, bị cáo không phạm tội như án sở thẩm đã tuyên, nhưng có dấu hiệu phạm vào một tội khác, chẳng hạn như Trần Đức C bị án sơ thầm tuyên phạt tội giết người theo khoản 1 điều 93 của BLHS, nhưng nghiên cứu hồ sơ cho thấy Trần Đức C phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 95 của BLHS.
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là trong bản luận cứ bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm có nên đề nghị chuyển sang áp dụng tội danh nhẹ hơn, hay chỉ cần đề nghị Tòa phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội như án sơ thẩm đã tuyên? Đây là một khía cạnh thuộc về kỹ năng và nhạy cảm của luật sư bào chữa giỏi, vì vậy cần có sự thống nhất trước với bị cáo để lựa chọn phương án tối ưu.
Tuy nhiên về nguyên tắc, khi đã trình bày trong bản luận cứ theo hướng không phạm tội thì cần giữ nguyên quan điểm đó, mà không cần thiết trình bày chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn nếu như về nhận thức khi kháng cáo, bị cáo chưa được thống nhất và trao đổi kỹ về trường hợp này. Luật sư cần phải có kỹ năng và có kiến thức pháp luật tốt để có thể viết bản luận cứ bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo.
Thứ hai, bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Luật sư bào chữa phúc thẩm cần tập trung làm rõ những điểm mới trong yêu cầu kháng cáo mà cấp sơ thẩm chưa đề cập đến trong bản án sơ thẩm. Luật sư cần đưa ra các chứng cứ chứng minh bị cáo không phạm vào các điềm thuộc khung hình phạt bản án sơ thầm đã tuyên.
Ví dụ, chứng minh bị cáo không phạm cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 điều 104 của BLHS như bản án sơ thẩm đã tuyên mà chỉ phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản l điều 104 BLHS.
Đối với tình tiết định khung mà việc áp dụng hay không áp dụng tùy thuộc nhiều hơn vào quan điểm đánh giá chủ quan của của Hội đồng xét xừ sơ thẩm, ví dụ ”dùng thủ đoạn xảo quyệt”, ”có tính chất côn đồ”, ”vì động cơ đê hèn”… ,
Thì trong bản luận cư chuẫn bị cho phiên tòa phúc thầm luật sư bào chữa phúc thẩm cũng cần tự đánh giá để xác định việc viện dẫn, đánh giá của Hội đồng xét xử sở thẩm cớ mang tính chất khiên cưỡng, áp đặt hay không, từ đó đưa ra các luận cứ để bác bỏ.
Các luận cứ đưa ra phải xác đáng, phù hợp với lý luận khoa học của luật hình sự và thực tiễn áp dụng. Ngoài việc chuẩn bị bản luận cứ bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm theo hướng đề nghị chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn
Thì luật sư bào chữa giỏi cũng cần phải làm rỡ những căn cứ pháp lý của việc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của pháp luật mà bản án sơ thẩm chưa đề cập đến. Đó là các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 1 điều 46 của BLHS.
Có trường hợp kháng cáo kêu oan, nhưng đến trước phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nhận thức được sai phạm của mình, thống nhất với luật sư bào chữa phúc thẩm về việc thay đổi yêu cầu kháng cáo. Đây có thể coi là là một sự chuyển biến căn bàn về nhận thức, là tình tiết mới cớ thế tác động lớn đến phiên tòa phúc thâm,
luật sư cần tập trưng phân tích về căn nguyên sự chuyển biến nhận thức từ chỗ kêu oan sang nhận tội, vận dụng các tình tiết giảm nhẹ khác để đề xuất sửa bản án sơ thẩm (Điều 249 BLTTHS năm 2003) theo hướng giảm nhẹ đáng kể hình phạt cho bị cáo theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 điều 46 và điều 47 BLHS.
Việc đề nghị xin giảm hình phạt cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm có thể đề nghị theo hướng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, chuyển sang cải tạo không giảm giữ, chuyển sang áp dụng án treo, chuyển sang đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc miễn hình phạt cho bị cáo.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa phúc thẩm cần lưu ý chỉ nên tập trung vào các tình tiết làm cơ sở để đề nghị Tòa phúc thẩm giảm nhẹ TNHS cho bị cáo khi bản án sơ thẩm chưa đề cập đến hoặc tuy có đề cập đến nhưng việc áp dụng trong bản án sơ thẩm chưa thỏa đáng với bị cáo.
Thứ ba, bào chữa theo hướng để xuất Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Trong bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị, luật sư phát hiện thấy những sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc áp dụng không đúng pháp luật, đánh giá không toàn diện về chứng cứ hoặc luật sư bào chữa phúc thẩm thu thập được một số chứng cứ tài liệu mới, cần phải được đánh giá, xem xét lại bản chất vụ án,
luật sư cớ thể đề xuất hủy bán án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xừ lại. Căn cứ vào điều 250 BLTTHS, việc hủy án sơ thẩm nêu trên xuất phát từ việc điều tra của cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Những trường hợp cụ thể dẫn đến việc hủy án sơ thẩm là:
- Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tụng tố tụng;
- Người được Tòa án cấp sơ thẫm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.
- Luật sư bào chữa phúc thẩm cần lưu ý, nếu trong trường hợp đề xuất hủy án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xừ lại thì có thể đề xuất xem xét về tình trang và thời hạn tạm giam của bị cáo đề cáp phúc thẩm lưu ý, xem xét.
- Luật sư cần lưu ý khi trình bày quan điểm pháp lý theo một trong ba hướng trên, luật sư cần nêu rõ căn cứ pháp lý, trích dẫn điều luật một cách rõ ràng.
c) Phần đề xuất, kết luận
Phần đề xuất, kết luận chủ yếu đưa ra các kiến nghị cụ thể của luật sư bào chữa phúc thẩm. Ví dụ, nếu đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội, cần đề nghị trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; nếu xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xin hưởng án treo thì cần đề nghị tập trưng áp dụng các điều 46,47 và 60 BLHS.
Nếu đề nghị hủy án sơ thẩm, luật sư bào chữa phúc thẩm cần nêu rõ những điểm còn chưa rõ trong việc quy uợc trác nhiệm hình sự của bị cáo, kiến nghị những điểm cụ thể liên quan đến việc thu thập hồ sơ, tài liệu, công tác giám định và khắc phục những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Luật sư cũng không nên quên sự đánh giá cao sự quan tâm của HĐXX và đại diện viện kiểm sát trong việc chú ý lắng nghe quan điểm bào chữa thể hiện thái độ thiện chí sẵn sàng đối đáp tranh luận.
KẾT LUẬN
Nhìn chung khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, luật sư cần tập trung phân tích và nhấn mạnh đến những nội dung trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng, không đề cập tràn lan những vấn đề nằm ngoài phạm vi yêu cầu mà pháp luật tố tụng đã quy định.
Bản luận cứ bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự chính là văn bản để luật sư thể hiện được quan điểm của mình khi bào chữa, bảo vệ cho thân chủ trong vụ án hình sự tại Toà án, bởi thế luật sư phải chuẩn bị cho mình những hoạt động và kỹ năng cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình
GIÓI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ BÀO CHỮA HÌNH SỰ
TÌM LUẬT SƯ BÀO CHỮA PHÚC THẨM
HOTLINE: 0922 822 466