5/5 - (1 bình chọn)

Quy định về xét xử với người dưới 18 tuổi: Những điểm cần lưu ý

quy dinh xet xu nguoi duoi 18 tuoi

Việt Nam có những quy định riêng biệt và nhân văn đối với việc xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội. Mục tiêu chính là bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em, hướng tới giáo dục và cải tạo hơn là trừng phạt.

Những điểm mới trong quy định:

  • Tập trung vào giáo dục, cải tạo: Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh việc giáo dục và cải tạo người dưới 18 tuổi thay vì chỉ đơn thuần trừng phạt. Các hình phạt cũng được điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi và mức độ vi phạm.
  • Bảo vệ quyền lợi của trẻ em: Các quy trình xét xử được thiết kế để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đảm bảo chúng được đối xử công bằng và nhân đạo. Trẻ em có quyền được luật sư bào chữa, được thông báo về quyền của mình và được tham gia vào quá trình tố tụng.
  • Xét xử kín: Trong nhiều trường hợp, tòa án có thể quyết định xét xử kín để bảo vệ danh tính và tâm lý của trẻ em.
  • Thành phần Hội đồng xét xử: Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
  • Phòng xử án thân thiện: Phòng xử án được thiết kế thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ em.
  • Hạn chế tiếp xúc giữa bị hại và bị cáo: Trong một số trường hợp, để bảo vệ bị hại, tòa án có thể quyết định cách ly bị hại và bị cáo trong quá trình xét xử.

Những điểm cần lưu ý khác:

  • Mức án: Mức án đối với người dưới 18 tuổi thường nhẹ hơn so với người trưởng thành.
  • Hình thức xử lý: Ngoài hình phạt tù, còn có các hình thức xử lý khác như giáo dục tại trường giáo dưỡng, lao động công ích.
  • Vai trò của gia đình: Gia đình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và cải tạo trẻ em phạm tội.

Vì sao có những quy định đặc biệt này?

  • Trẻ em có tâm lý và nhận thức khác biệt: Trẻ em dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, chưa có đầy đủ năng lực nhận thức và hành vi như người trưởng thành.
  • Cơ hội cải tạo: Trẻ em có khả năng thay đổi và trở thành người tốt. Việc giáo dục và cải tạo sẽ giúp chúng hòa nhập lại với cộng đồng.
  • Bảo vệ tương lai của xã hội: Việc giáo dục và cải tạo trẻ em phạm tội sẽ giúp giảm thiểu tội phạm trong tương lai.

Thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đối với người dưới 18 tuổi.

  • Về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi, BLTTHS năm 2015 quy định nhiều nội dung mới theo hướng cụ thể hóa, bảo đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi và thống nhất với quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014.
  • Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, pháp điển hóa các văn bản hướng dẫn thi hành, BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về thủ tục lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất là người dưới 18 tuổi; sửa đổi, bổ sung theo hướng tối thiểu hóa việc lấy lời khai, hỏi cung và đối chất đối với người dưới 18 tuổi, nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Cụ thể:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

  • Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
  • Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
  • Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
  • Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 1 ngày và mỗi lần không quá 2 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 1 ngày và mỗi lần không quá 2 giờ, trừ các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác phạm tội; Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. luật sư bào chữa, luat su bao chua
  • Chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
  • BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi (Điều 422). Theo đó, khẳng định rõ hơn quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, thay vì quy định tùy nghi “có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa…” như BLTTHS năm 2003 (khoản 1, Điều 305).
  • Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của BLTTHS.

Thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi

luat su tu van phap luat
  • BLTTHS năm 2015 quy định nhiều nội dung mới về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi theo hướng cụ thể hóa, bảo đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi và thống nhất với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, đó là:
  • Mở rộng đối tượng tiến hành tố tụng với tư cách là Hội thẩm, theo đó: Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
  • Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín; bổ sung những người bắt buộc phải có mặt tham gia phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
  • Quy định rõ việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ; phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế đặt ra.
  • Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
  • Bổ sung quy định giao cho Chánh án TAND tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên, bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014.
  • Bổ sung quy định mới về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, là một trong những nội dung đổi mới quan trọng của BLTTHS 2015, thể hiện cách tiếp cận mới về đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi (Bộ luật hình sự năm 1999 và BLTTHS năm 2003 không quy định).
  • Quy định này xuất phát từ mục đích, yêu cầu giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm phù hợp với Bộ luật hình sự năm 2015 và luật pháp quốc tế, hạn chế tối đa việc xử lý hình sự, việc áp dụng hình phạt không cần thiết và tăng cường vai trò của gia đình và cộng đồng xã hội.
  • Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người phạm tội dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c khoản 1, Điều 91 Bộ luật hình sự.
  • Về điều kiện, tính chất áp dụng chế định này đối với họ, Bộ luật hình sự quy định chỉ miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại phường xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này; điều kiện, thời hạn, đối tượng áp dụng và nghĩa vụ của đối tượng bị áp dụng được quy định tại các điều từ 92 – 95 Bộ luật hình sự.
  • Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 426).
  • Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách (Điều 427): Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết và phải giao ngay quyết định này cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng

  • Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Quyết định này phải được giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 3 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
  • Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.
  • Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
  • Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
  • Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 423 và Điều 430): Để bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 quy định trong trường hợp nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối bị cáo, thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
  • So với biện pháp giám sát, giáo dục khác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chỉ áp dụng trong trường hợp xét thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với họ và thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng xét xử. Quyết định này phải được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ để thực hiện.

Dịch vụ Luật sư bào chữa cho người dưới 18 tuổi phạm tội

dich vu luat su gioi tphcm

Khi một trẻ em dưới 18 tuổi vướng vào vòng lao lý, việc tìm kiếm một luật sư bào chữa giàu kinh nghiệm và tâm huyết là vô cùng quan trọng. Luật sư không chỉ đơn thuần là người bảo vệ quyền lợi pháp lý mà còn là người đồng hành, hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình trong giai đoạn khó khăn này.

Tại sao cần luật sư bào chữa?

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư sẽ giúp trẻ em hiểu rõ về quyền của mình, bảo vệ trẻ khỏi những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, xét xử.
  • Xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả: Luật sư sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, xây dựng luận điểm bào chữa hợp lý để giảm nhẹ hình phạt cho trẻ.
  • Hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình: Luật sư sẽ lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình trong suốt quá trình tố tụng.
  • Đảm bảo quá trình tố tụng được tiến hành công bằng: Luật sư sẽ giám sát quá trình tố tụng, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện đúng pháp luật, không có sự oan sai xảy ra.

Dịch vụ luật sư bào chữa Phulawyers bao gồm những gì?

  • Tư vấn pháp lý: Luật sư sẽ tư vấn cho trẻ và gia đình về các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm vị thành niên, các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tố tụng.
  • Tham gia các hoạt động tố tụng: Luật sư sẽ đại diện cho trẻ trong các hoạt động tố tụng như: điều tra, truy tố, xét xử, kháng cáo.
  • Thu thập chứng cứ: Luật sư sẽ thu thập các chứng cứ có lợi cho trẻ, xây dựng hồ sơ bào chữa.
  • Đàm phán với các bên liên quan: Luật sư sẽ đàm phán với các bên liên quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ.
  • Hỗ trợ tâm lý: Luật sư sẽ lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình trong suốt quá trình tố tụng.

Tiêu chí lựa chọn luật sư bào chữa

  • Kinh nghiệm: Luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, đặc biệt là các vụ án liên quan đến trẻ em.
  • Tâm huyết: Luật sư có sự thấu hiểu và đồng cảm với trẻ em, sẵn sàng dành thời gian và công sức để giúp đỡ trẻ.
  • Uy tín: Luật sư có uy tín trong nghề, được nhiều người tin tưởng.
  • Chi phí: Chi phí dịch vụ luật sư phải phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Lưu ý khi lựa tìm thuê luật sư bào chữa

  • Tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng: Trước khi quyết định chọn luật sư, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về luật sư đó, như kinh nghiệm, thành tích, chi phí.
  • Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè: Bạn có thể hỏi ý kiến của những người đã từng sử dụng dịch vụ luật sư.
  • Ký kết hợp đồng: Khi đã chọn được luật sư, bạn nên ký kết hợp đồng dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của mình.

Việc tìm kiếm một luật sư bào chữa tốt sẽ giúp trẻ em có cơ hội được đối xử công bằng và có một tương lai tốt đẹp hơn.

GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ HÌNH SỰ

luat su gioi tphcm

dịch vụ luật sư hình sự

hotline 0922 822 466

Gọi luật sư